ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 177

tâm định hay xả: tĩnh lặng, trung tính, không khổ, không lạc. Loại tâm
hành này được gọi làanenjabhisankhara–tâm hành định tĩnh- hay nếu
muốn, chúng ta có thể gọi nó là tâm hành trung tính. Khi chúng ta chú
tâm đến nó, hãy xem nó như là một yếu tố tự nhiên. Đừng bám víu vào
sự tĩnh lặng, sự trung tính hay sự buông xả. Tuy nhiên, lúc đó chúng ta
phải dựa vào tâm xả, để nhìn mọi thứ đều là những yếu tố tự nhiên thuần
khiết và đơn giản. Đây là một cách để hủy diệt bất cứ sự hình thành của
tâm ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu. Vì lý do này chúng ta
không chỉ dừng lại ở tâm buông xả. Chúng ta phải nhìn xuyên suốt nó và
nhận biết rằng đó chỉ là một yếu tố tự nhiên, không có ngã.

Khi các tâm hành tan rả, tâm sẽ trụ vào sự tỉnh giác của xả. Từ đó

chúng ta chú tâm vào xả, như là một hiện tượng tự nhiên, mà không sử
dụng bất cứ sự đặt tên nào. Chỉ đơn giản chú ý đến nó, quán sát nó và trở
nên quen thuộc với hiện tượng tự nhiên nằm sâu bên trong, mà không đặt
tên bất cứ điều gì.

Khi chúng ta nhìn vào từng mức độ của trạng thái đơn giản và thuần

khiết, thì mọi sự sẽ trở nên thâm thẩm và sâu sắc hơn. Chúng ta biết và
buông xả, biết và buông xả, biết và buông xả – trống không!

Bất cứ điều gì phát khởi, chúng ta buông xả. Nguyên tắc quan trọng

trong cái nhìn nội tâm chỉ là buông xả.

Chúng ta nhìn, quán sát và buông xả. Hãy hướng tâm đến chỗ buông

xả. Hãy nhìn vào sự tĩnh lặng tuyệt đối, không có những cuộc đối thoại
nội tâm. Biết và buông xả. Chánh niệm luôn có mặt qua việc buông xả
mọi thứ. Hơi thở không biến mất. Dầu tâm có vắng lặng hay trống không
đến thế nào, chúng ta vẫn ý thức đến từng hơi thở. Nếu chúng ta không
biết như thế, chẳng bao lâu chúng ta sẽ đánh mất sự chú tâm, trở nên xao
lãng hay một tâm hành nào đó sẽ cản trở khiến chúng ta đánh mất sự chú
tâm của mình.

Khi tâm tạo tác những ý nghĩ bất thiện – ý nghĩ về đam mê dục lạc,

về sân, đầy tác hại - tất cả những thứ này đều được gọi là những tâm
hành bất thiện (apunnabhisankhara).

Khi tâm thối lui khỏi sự đam mê dục lạc và phát triển một cảm giác

nhàm chán, ghê tởm, lợm giọng đối với sự si mê dục lạc, đó là phương
cách chúng ta thanh lọc tâm để nó không dính vào sự đam mê dục lạc,
mà thay vào đó nó sẽ trụ trên sự nhàm chán. Khi tâm nhìn thấy được
những tai hại của sân và thay vào đó có thiện ý, muốn tha thứ, đó là cách
chúng ta hủy diệt sân hận. Khi nhìn thấy được những sự tai hại của lòng
hiểm ác, chúng ta suy nghĩ hay hành động trong những phương cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.