ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 175

Chúng là những hạt giống của ái dục, lòng ham muốn được hiện

hữu hay không hiện hữu. Không khó để nhận ra ái dục. Cách mà nó
hướng đến để tạo ra ham muốn đối với sắc, âm thanh, mùi, vị và xúc
chạm, là điều khá dễ nhận biết. Nhưng đối với những hạt giống tiềm ẩn
như ham muốn được hiện hữu -ham muốn được có mặt hay có một cái
ngã, hay những thứ thuộc về ngã - những thứ này nằm sâu dưới đáy. Vì
thế chúng ta cần phải nhìn thật sâu, nếu ta muốn hủy diệt chúng.

Nếu chúng ta có thể nhìn xuyên suốt, thấu đến các hạt giống này và

hủy diệt chúng, thì đó chính là con đường để giải thoát khỏi khổ đau của
chúng ta. Điểm tập hợp của sở hữu tâm đơn giản và thuần khiết, , do đó,
là cái đáng để chúng ta thực sự đào sâu, tìm hiểu. Nếu chúng ta không
tập hợp sự tỉnh giác để quán sát điểm này, chúng ta sẽ thấy là rất khó để
hủy diệt những hạt giống đó. Bất cứ hạt giống nào chúng ta đã hủy diệt
được cũng chỉ là những hạt giống ở bên ngoài, như là những hạt giống
của dục lạc. Nhưng những hạt giống có khuynh hướng tiềm ẩn trong tâm
hay trong sở hữu tâm không có chủ đích riêng. Đó là lý do tại sao chúng
ta ít nhìn thấu suốt được chúng, ít biết về chúng. Đó là vì chúng ta chỉ
quẩn quanh đùa giỡn với con cái của chúng, tùy tùng của chúng: là các
dục lạc. Chúng ta không quay nhìn vào bên trong để có được chút khái
niệm nào cả.

Những khuynh hướng vô thức giấu mình trong cá tính của chúng ta.

Chúng ta không thể tự ý hủy bỏ chúng trong nháy mắt. Cách duy nhất để
hủy diệt chúng là quán chiếu nội tâm từng bước để chúng ta có thể biết
chúng rõ ràng. Chúng ta phải đạt được mức độ căn bản của cái biết vô
thức nếu chúng ta muốngạt bỏ những điều vô thức trong tâm
.

Tâm sở chứa đựng trong nó cảm giác của sự hiện hữu hay có một

cái ngã. Nó chứa đựng những hạt giống làm phát khởi sự có mặt hay hữu
cũng giống như một hạt giống chứa đựng rễ, cành và lá. Nếu chúng ta
chú tâm vào việc tìm hiểu duyên sinh của danh và sắc đơn thuần, chính
việc đó sẽ hủy diệt những hạt giống tái sinh.

Chúng ta phải quán các hiện tượng tự nhiên của hai thứ: hiện tượng

biến đổi (hữu vi) của những thứ như là ngũ uẩn và hiện tượng không
biến đổi (vô vi) của sự hoàn toàn hủy diệt khổ đau.

Loại thứ nhất luôn thay đổi sự trá hình của nó không dừng dứt, lèo

lái chúng ta vào việc bám vào đó như là thực có, như là chính xác. Việc
chấp vào các cảm giác dễ chịu của chúng ta thật giả tạo. Ngay cả khi
chúng ta rèn luyện tâm thanh tịnh, chúng ta vẫn hy vọng được nếm vị
ngọt của các cảm giác dễ chịu. Đó là vì chúng ta chưa quán chiếu sâu xa
về sự giả tạo của tất cả mọi loại cảm thọ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.