ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 176

Một số vị A-la-hán đạt được Giác Ngộ bằng việc làm chủ các cảm

thọ và hủy diệt được sự tham đắm giấu mình trong ba loại cảm giác: khổ,
lạc, và trung tính.

Chấp vào sân ẩn tiềm trong cảm giác đớn đau. Ngay khi cảm giác

đau khởi lên, dầu đó là cái đau trong tâm hay ở thân, thì sự bức rức, khó
chịu cũng phát khởi trong tâm.

Chấp vào si ẩn chứa trong các cảm giác dễ chịu. Chúng ta thích sự

dễ chịu của tất cả mọi thứ, muốn nó ở với chúng ta một thời gian dài.

Khi một cảm giác trung tính – không khổ, không vui - phát khởi,

chúng ta chìm đắm trong cảm giác này, vì chúng ta không biết rằng nó
chỉ là một cảm giác đã phát khởi và sẽ qua đi đúng theo nhân duyên của
nó. Đây là lý do tại sao chấp vào si tiềm ẩn trong cảm giác trung tính.

Làm sao buông xả tâm chấp này? Đây là những điều mà chúng ta

cần suy nghĩ cẩn thận, vì cảm giác có rất nhiều cách để hấp dẫn ta, khiến
tâm tham ái phát sinh.

Thí dụ khi tâm đang bình lặng và trống rỗng, sau đó nó biến đổi,

không còn bình lặng và trống rỗng nữa, khiến ta muốn nó trở lại bình
lặng và trống không. Nhưng ta càng muốn như thế thì tâm càng không
được bình lặng và trống không.

Nếu chúng ta có thể gạt bỏ ước muốn được bình lặng, trống không

thì điều đó khiến tâm lại trở nên trống vắng. Lòng ham muốn là cái khiến
tâm sôi sục trong khổ đau, vì thế lòng ham muốn là cái ta cần hủy diệt.

Chúng ta thực hành kiềm chế các căn để có thể hủy diệt lòng ham

muốn, vì tâm luôn muốn nhìn thấy sắc, nghe âm thanh, ngửi mùi hương,
nếm vị và cảm nhận những xúc chạm quanh nó.

Vì chúng ta không biết ái dục gây ra khổ đau như thế nào, nên

chúng ta cố gắng để thỏa mãn các dục vọng của mình – và rồi đủ mọi thứ
khổ đau, phiền não sẽ đi theo.

Thuật ngữ sankhata-dhamma–pháp hữu vi ám chỉ tất cả các pháp

mang dấu ấn của tam tướng: vô thường, khổ và vô ngã. Những điều
chúng ta cần tu tập có thể tóm gọn trong hai từ: sankhata-
dhamma
asankhata-dhamma. Cả hai từ này đều có ý nghĩa rộng lớn và
sâu xa, nhất là sankhata-dhamma, là luôn biến chuyển, khổ và vô ngã.
Các pháp hữu vi không dừng đi theo dòng xoáy của chính chúng. Trong
khi asankhata-dhamma–pháp vô vi không thay đổi, không khổ, nhưng
vẫn là vô ngã. Nhưng ngay pháp vi tế, thâm thúy này cũng là cái mà
chúng ta không nên bám víu vào.

Khi tâm dừng lại, trở nên tĩnh lặng và có sự tự ý thức, hãy để nó chú

tâm sâu sắc hơn về chính nó, vì trạng thái dừng lại của nó là trạng thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.