ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 178

không gây hại cho ai. Tất cả những điều này được gọi là tâm hành thiện
(punnabhisankhara).

Khi tâm tạo tác những điều này, dầu thiện hay bất thiện, nó cũng tự

làm xáo trộn mình. Ý nghĩ thiện phải luôn hoạt động để ngăn cản ý nghĩ
bất thiện. Nếu chúng ta suy nghĩ nhiều quá, nó có thể khiến chúng ta mệt
mỏi, cả trong thân và tâm. Khi điều này xảy ra, chúng ta phải trụ vào một
điều duy nhất để mang tâm trở về định tĩnh.

Khi chúng ta chú tâm trong định, buông bỏ cả hai tâm hành thiện

hay bất thiện, và thay vào đó tiếp tục trụ trên một đối tượng, điều đó
thuộc vào đặc tính của tâm hành bất biến (anenjabhisankhara).

Cảm giác được hoàn toàn yên tĩnh hay xả trong một thời gian dài có

thể không nằm trong định nghĩa của tâm hành bất biến như là jhanahay
những bậc thiền cao hơn. Nó chỉ là một trạng thái không chuyển dịch đi
kèm với chánh niệm và tỉnh giác. Tâm tự ý thức về bản thân, tự nhìn vào
mình, và luôn tự biết bản thân, mà không tạo tác ý nghĩ thiện hay bất
thiện. Nhưng điều này cũng có thể được bao gồm dưới tâm hành bất
biến.

Vì lý do đó, chúng ta phải tìm ra trạng thái tâm vững chãi để có thể

quán sát sâu hơn, để nó không bám víu vào tâm hành bất biến. Chúng ta
phải tiến đến điểm mà chúng ta có thể thấy rõ ràng sự sinh, trụ, diệt, vô
thường, khổ não và vô ngã cũng có mặt ở ngay đó.

Chúng ta cần phải làm cho nguyên tắc cơ bản này của cái biết trở

nên thật sắc bén như dao – để chúng ta có thể nhìn thấy sự thật rằng
không gì có một bản chất thật, tất cả đều là ảo tưởng.

“Biết” và “không biết” đổi chỗ nhau (hoán vị) nên chúng dường như

khác nhau, nhưng nếu chúng ta dính vào hai mặt này, thì chúng ta sẽ bị
dính vào tự ngã.

Thực sự, nếu chúng ta biết, chúng ta phải biết cả hai mặt: mặt biết

và mặt không biết, để thấy rằng cả hai đều biến chuyển trong cùng một
cách, cả hai đều giả tạo trong cùng một cách.

Cảm nhận của chúng ta về hiện tượng tâm sinh lý, là tất cả đều

thuộc tâm hành. Chánh niệm là một tâm hành, tỉnh giác cũng là một tâm
hành. Ngay cả tâm vắng lặng hay không vắng lặng cũng là tâm hành. Vì
thế hãy nhìn vào sự vận hành của tâm cho cặn kẻ, chính xác, từ mọi góc
độ, từ bên trong đến bên ngoài.

Sự hiểu biết – của người quán sát, hay người biết- cũng là một hành.

Tất cả đều là hành, dầu chúng đúng hay sai, tốt hay xấu. Vì thế chúng ta
phải rèn luyện tâm thấu đáo, rốt ráo với hành. Khi chúng ta biết tâm hành
rõ ràng, một cách sâu sắc, thì cảm giác nhàm chán sẽ phát sinh. Nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.