này. Chỉ có như thế chúng ta mới phát triển được cảm giác nhàm chán,
vô si. Chúng ta sẽ không chấp vào các pháp thiện hoặc xua đuổi pháp bất
thiện, vì chúng ta đã biết cả hai đều cùng một loại và cả hai đều biến đổi
như nhau.
Dầu chúng ta có duy trì được vị thế của cái biết của mình, biết chắc
rằng tâm không tạo tác gì thêm, chúng ta cũng không bám vào cái biết
ấy, vì chính nó cũng phải biến đổi.
Có nhiều lúc khi ta nghĩ rằng mình biết sự thật về một vấn đề nào
đó, nhưng rồi ở một lúc khác hay sau lúc đó cái biết rõ ràng hơn lại phát
sinh. Điều này giúp ta ý thức rằng có cái ta nghĩ là cái biết đúng nhưng
thật ra nó không đúng. Cái biết đó có thể thay đổi. Dầu cái biết đó có cao
tột thế nào, khi nó biến đổi, chúng ta cũng phải nhớ rằng nó cũng chỉ là
một tâm hành; nó vẫn có thể thay đổi ở bất cứ mức độ nào. Dầu nó có vi
tế hay thô, chúng ta phải biết nó rốt ráo. Nếu không chúng ta sẽ dính vào
đó.
Nếu chúng ta có thể nhìn thấu suốt tất cả các pháp – tốt, xấu, đúng,
sai, người biết, người không biết - đều như nhau, thì trí tuệ của chúng ta
dần tăng vượt lên tất cả những thứ này. Nhưng dầu cho nó có ở vị trí cao
hơn, nó vẫn chỉ là một tâm hành. Nó vẫn chưa thoát ra được các hành.
Ngay cả con đường đạo cũng là một hành. Vì thế khi ta tiến bộ trên con
đường đạo, khi ta đạt được yếu tố của chánh kiến, chúng ta cũng phải
nhìn thẳng vào vấn đề này, nhìn thấu suốt các loại tâm hành, không cần
biết đặc tính của cái biết của chúng ta là gì. Dầu chúng ta nhìn một hiện
tượng vật lý hay tâm lý sinh diệt, tất cả cũng là các hành. Ngay cả tâm an
định, đó cũng là một loại tâm hành, cũng như các tầng thiền định jhana.
Nếu không nhìn vào bên trong, chúng ta khiến tâm tăm tối, ù lì. Rồi
khi có sự xúc chạm của giác quan, tâm có thể dễ dàng bị xáo trộn. Vì thế
hãy cố gắng quán chiếu nội tâm cẩn thận để xem có gì trong tâm, để xem
sự vật phát sinh như thế nào, xem tâm phán đoán và tạo tác như thế nào.
Bằng cách đó chúng ta sẽ có thể hủy diệt chúng, phá vỡ chúng, đem cho
tâm sự đơn giản và thuần khiết, không có sự đặt tên hay chấp thủ gì cả.
Rồi tâm sẽ được giải thoát khỏi các uế nhiễm. Chúng ta có thể coi đó là
vẻ đẹp nội tâm của chúng ta, “Hoa Hậu Trống Vắng”, người không già,
không bệnh, không chết - một vẻ đẹp thuần khiết không biến đổi. Đó là
cái chúng ta phải nắm bắt được ngay trong tâm. Đó không phải là tâm,
mà chính tâm là cái tiếp xúc với nó.
Khi tu tập, chúng ta giống như những người thợ cắt kim cương.
Viên kim cương của chúng ta – cái tâm - bị chôn vùi trong đống uế
nhiễm gớm ghiếc. Chúng ta phải sử dụng chánh niệm tỉnh giác – hay
giới, định và tuệ - làm dụng cụ cắt xẻ để làm tâm trong sạch trong mọi ý