ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 26

có nơi nương tựa. Và chúng ta tiếp tục làm những gì có thể để khiến
chúng luôn suy yếu đi, mỏng manh đi.

Chúng ta phải can đảm trải nghiệm phiền não và khổ đau, vì khi

không cảm thấy khổ, chúng ta thường sinh tự mãn. Nhưng khi sự đau
đớn, khổ não dày xéo thân tâm, chúng ta phải sử dụng chánh niệm tỉnh
giác để tự chủ. Đừng để tâm yếu mềm. Có vậy, chúng ta mới có thể tiêu
diệt được khổ đau và phiền não.

Chúng ta phải học từ trong khổ đau để cuối cùng tâm có thể được

giải thoát khỏi khổ, thay vì luôn yếu đuối, chịu thua nó. Chúng ta phải
can đảm chiến đấu với nó đến mức cuối cùng –khi chúng ta đạt đến mức
có thể buông bỏ nó. Khổ luôn có mặt trong thân tâm này. Nó hiện diện
nơi đây để ta nhận nhìn nó trong từng phút như một trạng thái tự nhiên,
chứ không phải là cái đau của ta, đấy là khổ của các uẩn [sắc, thọ, tưởng,
hành và thức]. Biết được điều này có nghĩa là chúng ta có thể tách biệt
các đặc tính của sắc và danh - thấy chúng tương giao như thế nào, biến
đổi như thế nào. Thật diệu kỳ! Quán sát cái đau lại giúp ta tích lũy được
nhiều chánh niệm và tỉnh giác.

Nhưng nếu chúng ta chỉ lo hưởng thụ dục lạc, tiện nghi, ta cũng sẽ

luôn u mê như bao chúng sinh phàm phu khác. Họ trôi lăn theo dục lạc
do thấy, do nghe theo những gì họ thích – nhưng khi khổ đau xuất hiện
và nước mắt tuôn tràn trên đôi má, thì họ sẽ đau khổ dường nào! Và càng
khổ đau hơn khi họ phải xa lìa những người họ yêu mến. Tuy nhiên, với
những người biết hành Pháp như chúng ta thì ta sẽ không bị u mê như
vậy, vì ta thấy rõ trong từng giây phút là chẳng có gì ngoại trừ phiền não
phát sinh, kéo dài, và rồi biến mất. Ngoài phiền não, không có gì phát
sinh; không có gì hoại diệt. Phiền não có mặt để ta có thể nhận thấy nó
trong từng giây phút. Nếu chúng ta quán chiếu về nó, nhất định chúng ta
sẽ nhận diện được nó.

Vì vậy, chúng ta không thể để cho bản thân sống trong sự xao lãng.

Chân lý là đó, nên chúng ta phải tu tập để nhận biết nó – nhất là trong
khi chúng ta đang hành Pháp. Chúng ta phải luôn chiêm nghiệm về phiền
não để nhận ra muôn hình vạn trạng của nó. Các vị A-la-hán sống không
xao lãng, vì họ luôn biết được chân lý này, và tâm họ trong sạch, thánh
thiện. Còn chúng ta với những uế nhiễm của mình, chúng ta phải luôn cố
gắng tu tập, vì khi chúng ta không ngừng giám sát tâm mình với chánh
niệm tỉnh giác, chúng ta có thể giữ cho tâm không bị nhiễm ô làm cho
mê mờ. Ngay cả khi bằng cách nào đó, nhiễm ô có thể làm cho tâm ta bị
mê mờ, thì ta vẫn có thể dẹp tan sự mê mờ đó và làm cho tâm trở nên
trống rỗng, giải thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.