ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 42

Tất cả Pháp Đều Vô Ngã

Một đêm tôi đang ngồi thiền ngoài sân – lưng thẳng như một mũi

tên – cương quyết định tâm, nhưng sau một lúc lâu tâm vẫn không ngừng
dao động. Vì vậy, tôi nghĩ, “Mình đã ngồi thiền như thế này mấy ngày
rồi, vậy mà tâm vẫn không trụ chút nào. Thôi thì bây giờ mình tạm
ngưng sự quyết tâm đó mà chỉ tập niệm tâm.” Tôi bắt đầu buông tay,
duỗi chân ra khỏi tư thế kiết già, nhưng ngay lúc tôi chỉ duỗi một chân và
chân kia vẫn còn xếp lại, tôi chợt thấy tâm mình như cái quả lắc đồng hồ
đưa qua đưa lại càng lúc càng chậm, càng lúc càng chậm dần – cho đến
khi nó dừng hẳn.

Và rồi lúc ấy cómột tuệ giác tự nó nảy sinh và an trụ. Từ từ tôi xếp

chân tay trở lại tư thế ngồi kiết già. Lúc đó, tâm tôi ở trong một trạng thái
hoàn toàn tỉnh thức, chánh niệm vững chắc, và tôi nhìn thấy rõ ràng về
các hiện tượng cơ bản của mọi hiện hữu lúc chúng sinh, diệt, hay biến
đổi theo bản chất tự nhiên của chúng – đồng thời tôi cũng thấy một trạng
tháinội tại tách biệt, không sinh, không diệt hay biến đổi, một trạng thái
vượt trên sinh và tử: một điều gì đó rất khó diễn tả bằng lời, vì nó là một
sự thực chứng của hiện tượng cơ bản của thiên nhiên, hoàn toàn có tính
cách cá nhân và nội tại.

Sau một lúc, tôi từ từ đứng lên và đi nằm nghỉ. Trạng thái tâm này

vẫn tồn tại như là một sự tĩnh lặng kéo dài sâu lắng bên trong. Cuối cùng
tâm rời khỏi trạng thái đó và dần dần trở về trạng thái bình thường.

Từ buổi ấy, tôi có thể kết luận rằng nếu ta tu tập không ngoài lòng

ham muốn mãnh liệt, thì điều đó chỉ làm cho tâm lăng xăng, dao động.
Nhưng khi ta có chánh niệm vừa phải, tuệ giác tự nó sẽ sinh khởi theo
cách riêng của nó. Nhờ tuệ giác rõ ràng này, từ đó tôi có thể tiếp tục nhận
biết những sự kiện nào là thật giả, đúng sai. Tuệ giác đó cũng giúp tôi
biết giây phút khi tâm xả bỏ tất cả,là giây phút của sự tỉnh thức rõ ràng
về các hiện tượng cơ bản của thiên nhiên, vì đó là một tuệ giác đã biết và
đã thấy nội tại theo quy trình của nó – không phải là điều mà ta có thể
biết hoặc thấy qua sự mong muốn.

Vì lý do này, Đức Phật dạy “sabbe dhamma anatta – tất cả pháp vô

ngã” - để khuyên chúng ta đừng chấp thủ vào bất cứ hiện tượng tự nhiên
nào, dù chúng là pháp hữu vi hay vô vi. Từ lúc ấy tôi có thể nhận thức
được bản chất thật sự của các pháp và xả bỏ mọi chấp thủ từng bước
một.

---o0o---

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.