Không Còn Tác Dụng
Điều quan trọng là ta phải biết chú tâm vào các pháp như thế nào để
đạt được lợi ích đặc biệt trong việc tu tập. Ta phải chú tâm để quán sát và
quán tưởng, chớ không chỉ là làm cho tâm yên tịnh. Chú tâm để biết các
pháp sinh, diệt như thế nào. Hãy làm cho sự chú tâm của ta trở nên sâu
lắng và tinh tế.
Khi ta đã biết đặc tính của các cảm thọ –nếu đấy là một cảm thọ ở
thân – hãy quán chiếu cảm thọ nơi thân. Sẽ có cảm giác căng thẳng. Khi
có cảm giác căng thẳng hay đau, ta có thể coi đó đơn giản chỉ là một cảm
thọ, để nó không dẫn dắt ta đi xa hơn hay không? Nếu được như thế, tâm
sẽ dừng ngay tại đó mà không tạo ra bất cứ ham muốn nào về bất cứ thứ
gì. Tâm sẽ buông xả ngay nơi đó – ngay nơi cảm thọ. Nhưng nếu ta
không chú tâm theo cách đó, tham ái sẽ phát khởi trên cảm thọ ấy –ta sẽ
muốn được thọ lạc và muốn thoát khỏi phiền não, đớn đau. Nếu ngay từ
đầu ta không chú tâm vào cảm thọ ấy đúng cách, tham ái sẽ xuất hiện
trước khi ta nhận diện ra nó, và chắc chắn là ta sẽ rất mệt mỏi khi cố
gắng buông bỏ nó sau này.
Đối với tiến trình sinh khởi các suy tư, các cảm thọ nơi tâm trong
từng giây phút, tiến trình sinh diệt của chúng – ta phải chú tâm vào tất cả
những điều này để nhận biết chúng rõ ràng. Đây là lý do tại sao ta phải
luyện tâm xả bỏ. Nhưng ta không xả bỏ theo cách khiến tâm ngơ ngơ,
không biết gì. Ta không muốn làm theo cách đó. Tâm càng xả bỏ đúng
cách, nó càng nhận thấy rõ ràng các đặc tính sinh, diệt nơi nó. Tóm lại, ta
nên quán sát các pháp một cách thận trọng, ta cần có sự tỉnh thức vẹn
toàn. Hãy rèn luyện theo phương cách này trong khả năng của mình. Nếu
ta có thể duy trì được sự tỉnh thức này, ta sẽ thấy rằng tâm hay thức dưới
sự dẫn dắt của chánh niệm tỉnh giác rất khác biệt với – cái đối nghich -
tâm thiếu chánh niệm tỉnh giác. Nó luôn đối kháng lại với các pháp.
Nếu ta kiểm soát tốt tâm, nó sẽ mang lại bao lợi ích. Nếu không ta
khó mong tâm đạt được điều gì?
Khi nói rằng chúng ta đạt được nhiều lợi ích trong pháp tu này là ta
đang nói về sự thành công trong việc buông xả. Giải thoát. Rỗng không.
Trước khi bắt đầu tu tập, tâm ta luôn sục sôi. Uế nhiễm và tham ái tấn
công, cướp bóc tâm khiến nó hoàn toàn rối rắm. Giờ thì tâm được giải
thoát khỏi vướng mắc vào các nhiễm ô đã từng tấn công, thiêu đốt nó.
Những ham muốn này nọ, sự tạo tác các vọng tưởng, tất cả đều đã rã tan.
Giờ tâm trở nên rỗng không, buông xả. Nó có thể rỗng không như thế