Dừng Lại, Quán Sát và Buông Xả
Chúng ta nói đến vấn đề tu hành vì cần tự nhắc nhở là phải luôn đạt
được kết quả ngày càng tốt hơn. Nếu không thảo luận về những vấn đề
này, thì khi đối mặt với các tâm hành, ta thường tỏ ra yếu đuối, như
chúng ta vẫn quen làm thế. Rèn luyện tâm tỉnh lặng cần nhiều thận trọng,
vì bản chất của tâm là phóng túng và ngang ngược. Nó không dễ dàng
chịu sự giám sát của chánh niệm tỉnh giác. Do đó chúng ta phải phát
triển trí tuệ để kiễm soát tâm một cách thích hợp.
Để đặt tâm dưới sự kiểm soát của chánh niệm tỉnh giác, chúng ta
cần dừng lại và quán chiếu tâm, dừng lại và biết tâm. Rất khó cho ta biết
tâm được tạo tác như thế nào, và nên hiểu tâm như thế nào, vì tâm thích
lang thang tùy theo tâm hành dẩn dắt. Nếu ta muốn hiểu tâm rốt ráo, ta
phải rèn luyện tâm thật nhiều. Học cách giám sát tâm vàđặt tâm dưới sự
kiểm soát của chánh niệm tỉnh giác, cần nhiều thời gian.
Ta phải dùng sức mạnh của sự quan sát và khả năng đánh giá. Nếu
ta không duy trì sự quan sát và đánh giá như là một phần trong việc tu
hành thì tâm sẽ nhanh chóng luồn lách, lang thang đến bất cứ nơi nào
vọng tưởng lôi kéo nó. Những sự phóng tâm này chỉ làm ta khổ và bất
an. Ta không được lợi ích gì. Tâm chỉ đi tìm kiếm phiền não. Bất chấp ta
thích hay không thích việc gì ta vẫn bám lấy chúng rồi biến chúng thành
khổ. Mắt, tai cùng các căn môn khác là những cây cầu mà tâm vượt qua
ngay giây phút mà ta nghe âm thanh, thấy hình sắc hay ghi nhận các sự
xúc chạm giác quan khác. Ta có thể thủ thúc và kiềm chế các căn môn
như thế nào để chúng phải khuất phục dưới sức mạnh của tâm chánh
niệm? Ta phải quan sát những kết quả phát sinh do thấy và nghe
trong chánh niệm. Nếu ta không sử dụng khả năng quan sát và đánh giá,
thì ta có khuynh hướng bám vào các cảm thọ do những điều tai nghe và
mắt thấy mang đến. Sau đó ta phán đoán, đặt tên, suy tưởng nọ kia, rồi
chấp vào những thứ đó với tâm yêu ghét cho tới khi tâm trở nên tán loạn.
Hãy quan sát các cảm thọ phát sinh ở mỗi căn môn để thấy rằng
chúng chỉ là những cảm thọ nảy sinh, đơn thuần thế thôi. Không phải
là chúng tacảm thọ những điều này. Mắt thấy sắc. Không phải là chúng
ta thấy chúng. Đó chỉ là sự thấy các hình sắc qua phương tiện là nhãn
thức, đơn thuần thế thôi. Ngay lúc đó, chưa có việc phán đoán rằng cái
thấy đó là tốt hay xấu. Chưa có bất kỳ tâm hành theo sau thọ căn. Ta chỉ
quán sát cảm thọ đơn thuần và dừng lại ngay đó, để thấy các đặc tính của
thọ khi nó hoại diệt hay được thay bằng một thọ mới. Ta tiếp tục quán sát