sự hoại diệt của các thọ, tiếp tục quán sát cho tới khi ta thấy rằng đó chỉ
là bản chất của mắt và của tai: ghi nhận các cảm thọ. Bằng cách này ta
không bám vào chúng đến độ phải khổ ưu, phiền não như chúng ta vẫn
thường làm.
Nếu ta không thận trọng quán sát và thấy được sự sinh diệt tự nhiên
này, ta có khuynh hướng đảo lộn mọi thứ lên. Chẳng hạn, khi mắt thấy, ta
cho rằng ta thấy. Những cái ta thấy có thể làm ta vừa lòng, có thể không,
làm ta vui hay khổ, nhưng ta vẫn chấp vào chúng cho tới khi chúng ô
nhiễm tâm ta. Nếu ta không thận trọng và quán sát thì mọi thứ xảy ra qua
các căn môn sẽ biến thành các tâm hành và ô nhiễm tâm. Điều này làm
khổ khởi lên vì bất kỳ khi nào mắt thấy các hình sắc và tai nghe các âm
thanh, sức mạnh của sự chấp thủ khiến ta không ý thức đến việc các pháp
sinh, trụ, hoại diệt như thế nào.
Làm sao ta có thể bắt đầu tự tháo gỡ khỏi những điều này để ta
không còn chấp nữa? Làm sao ta có thể giữ chánh niệmtrong lúc ta nhìn
và nghe? Ta phải luôn quán sát tâm để thấy rằng, khi chánh niệm có mặt
ngay giây phút ta thấy cảnh thì tâm có thể duy trì sự quân bình. Nó
không vui hay buồn. Nếu ta có chánh niệm khi nghe âm thanh, thì ta có
thể chắc rằng âm thanh đó không khiến tâm ta thoải mái hay phiền hà.
Đối với việc ngửi mùi, nếm vị, xúc chạm và ý nghĩ, cũng giống như thế.
Ta phải tập trung vào tâm, vì đó là yếu tố đứng đầu, là điểm chính. Nếu
ta tu tập chế ngự tâm, rồi thì, tự chính nó sẽ chế ngự các căn môn. Mắt
sẽ được chế ngự khi thấy sắc: kết quả là cái nhìn sẽ trở nên ngắn hơn.
Khi tai nghe âm thanh, tâm có thể duy trì sự quân bình khi nó tập trung
cảnh giác vào sự sinh diệt của âm thanh, hay việc cảm thọ âm thanh khi
âm thanh liên tục đến và đi. Ngược lại, nếu ta không phát triển phương
cách này, mọithứ trở nên hỗn độn. Tâm sẽ không có gì ngoài sự bám víu
và ngã tưởng, tạo tác ra bao khổ đau chỉ vì sự thiếu kiềm chế. Đây là
điều mà tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm.
Đức tính phòng hộ các căn (indrīya-saṁvara-sīla) ở một mức độ rất
tinh tế của giới đức – và cũng là một đức tính rất hữu ích. Nếu ta phát
triển được mức độ giới hạnh này, các mức độ khác trở nên trong
sạchhơn. Nếu ta không tập chế ngự mắt, tai, mũi, vân vân thì ngũ giới,
bát giới hay thập giới của ta khó mà vững chắc. Chúng sẽ bị ô nhiễm dễ
dàng. Nếu mắt là cây cầu, không được chế ngự, thì nó sẽ hướng tâm ra
bên ngoài. Và khi điều đó xảy ra thì việc phạm giới hạnh là điều dễ dàng
nhất trên đời. Nếu ta để cho tâm quen chạy theo chuyện bên ngoài, thì
mọi việc trở nên hỗn loạn. Sự hỗn loạn khởi đầu trong tâm, rồi tràn sang
lời nói và hành động của ta, khiến ta nói và hành động trong sự sai lầm.