vẫn thích dầm mình trong dục lạc. Nếu có được dục lạc thì nó vừa lòng.
Nếu không, nó bực tức, sân hận.
Ngay cả những lạc thú bên ngoài vẫn gạt được ta. Nếu đạt được điều
mong muốn, ta vui. Nếu không, ta chìm trong rối loạn. Nếu chưa được
nếm đủ các lạc thú này, ta sẽ kêu ca rằng người khảc không thương cảm,
không quan tâm đến ta. Ta cứ muốn hưởng thụ chúng mà không bao giờ
biết đủ - như những con giòi bọ thích thú với mùi hôi thối mà không bao
giờ biết chán. Hương vị của ái dục kích động tâm của tất cả các chúng
sinh vì vậy họ muốn hưởng thụ nhiều hơn nữa. Các bậc Thánh cảm thấy
nhờm gớm và không muốn tới gần, nhưng hạng phàm nhân thì lao tới,
nuốt chửng chúng. Đức Phật so sánh chúng sinh thích điều này với giòi
bọ thích thú đồ hôi thối, hay như con rắn lọt xuống hầm phân, bị phủ đầy
phân mà ta không thể tìm được chỗ nào trên thân nó không dính dơ để
lôi nó lên. Đức Phật hay dùng những so sánh như vậy để ta có thể thức
tỉnh.
Đức Phật đã liệt kê nhiều sự so sánh như thế vềcác tai hại của dục
lạc. Nếumuốn biết, hành giả có thể tìm coi trong tuyển tập các kinh.
Những lời dạy của Đức Phật có khi nhẹ nhàng, lôi cuốn, có khi là những
lời khiển trách. Quý vị thiền giả nên đọc giáo lý của Ngài và suy gẫm về
chúng, để không hiểu sai vần đề. Những lời dạy chạm đúng vào tật xấu
của ta thì không ai trong chúng ta vừa lòng, vì ta không thích bị chỉ trích.
Không thích bị khiển trách. Ta chỉ thích được khen, được ngưỡng mộ
đếnđộ ta căng phồng niềm tự phụ. Nhưng các hành giả với chánh niệm
tỉnh giác không muốn điều này chút nào. Các vị ấy muốn được nghe
những lời chỉ trích, những lời khiển trách đầy xây dựng. Đấy là ý nghĩa
của việc có trí và tỉnh giác. Ta biết cách tiếp nhận sự chỉ trích với trí tuệ.
Khi ta học giáo lý của Đức Phật, ta nên suy gẫm về chúng. Đức Phật
thường dạy dỗ, khiển trách các đệ tử của Ngài nhiều hơn là khen ngợi
họ. Thái độ của ta có như vậy không? Ta chỉ thích được khen. Nếu bị chỉ
trích, ta giận lên, cáo buộc người khác là có tà tâm. Thật là dở và đáng
tiếc. Chúng ta có được giáo lý nhằm giúp đỡ ta, nhưng ta không sử dụng
để quán chiếu bản thân. Trái lại, ta phê bình là giáo lý đó quá tiêu cực,
quá nghiêm khắc. Kết quả là ta không hưởngđược lợi ích từ những lời
chỉ trích xây dựng. Nhưng những hành giả với chánh niệm tỉnh giác thì
lại thấy khác. Họ thấy được nhiều lợi ích từ những lời dạy dỗ của các bậc
thầy hơn bất kỳ thứ gì khác.
Trẻ con không thích các thầy cô nghiêm khắc vì chúng ghét kỷ luật.
Nhưng khi lớn khôn, chúng hiểu rằng kỷ luật là cách hay nhất để xây
dựng cá tính con người. Cổ ngữ có nói: “Thương cho roi cho vọt, ghét