Đây là điều quan trọng. Đừng vô tình bỏ qua. Vấn đề vô thường,
khổ và vô ngã rất sâu sắc và tinh tế. Khi ta khởi sự từ bên ngoài tiến vào
bên trong, sự quán chiếu của ta phải phát triển sâu sắc hơn và tinh tế hơn.
Đừng chấp nhận hiểu biết về vô thường, khổ, và vô ngã một cách hời
hợt, vì như thế sẽ không tác động gì đến gốc rễ của ảo tưởng và si mê.
Hãy xem phương cách thiền quán nào giúp ta đạt được kết quả trong việc
hiểu biết về vô thường, khổ và vô ngã với chánh niệm tỉnh giác thật sự.
Nếu ta thật sự biết với chánh niệm tỉnh giác thì tâm ta phải phát triển một
cảm giác của saṃvega, của sự nhàm chán đối với vô thường, khổ và vô
ngã của các hiện tượng tâm sinh lý, của ngũ uẩn -nói cách khác, của thân
và tâm. Sau đó tâm sẽ tháo bỏ sự chấp thủ. Nhưng nếu sự hiểu biết của ta
chưa thực sự chân chính, ta sẽ tiếp tục chấp thủ một cách mù quáng, cố
biến mọi thứ thành thường hằng, lạc, và có ngã.
Hãy quán chiếu để có thể biết sự vật như chúng là. Lý do duy nhất
khiến chúng ta cố gắng giữ tâm yên lặng hoặc hành thiền không gì ngoài
điều này: thấy được tính vô thường, khổ và vô ngã của các uẩn, của các
yếu tố: đất, nước, lửa, gió, không gian và thức – hoặc các căn: mắt, tai,
mũi, lưởi, thân và ý. Ta không tu hành chỉ để được thoải mái, an lạc khi
tâm tịnh. Ta phải quán sát và đánh giá sự vật để thấy chúng rõ ràng đến
độ ta có thể buông bỏ chúng. Lúc đó tâm sẽ không còn bất cứ cảm giác
gì về tự ngã. Dầu ta có trải nghiệm sự trống không này chỉ trong chốc lát,
thì cũng đáng công. Hãy duy trì ý thức của ta về kinh nghiệm đó trong
tâm làm vốn cho sức mạnh liên tục trong việc tu tập - còn tốt hơn là để
tâm lang thang nghĩ về việc khác.
Khi ta tiếp tục rèn luyện tâm ngày này qua ngày khác, như ta đang
làm nơi đây, ta thấy rằng khi ta ngủ và thức dậy vào buổi sáng, sự tỉnh
thức của ta trở nên liên tục - ngày càng liên tục, tới độ tâm không còn
lang thang như trước đó. Tâm ngày càng trụ nơi thân trong giây phút
hiện tại. Bất cứ điều gì khởi lên, ta có thể quán chiếu để xem có phần nào
của nó là vững chắc hay thường hằng. Dù đó là hiện tượng tâm hay sinh
lý (thân) thì có phần nào là vững bền hay thường hằng không? Khi thấy
rằng không có gì là vững chắc hay thường hằng trong chúng, rằng chúng
không ngừng chuyển đổi, thì ta sẽ nhận thức được rằng tính chất của vô
thường là khổ - và rằng trong tính vô thường là khổ này, không có bất kỳ
cái ngã nào trong đó.
Chúng ta cần quán sát rõ ràng các pháp theo cách này. Không phải
vô thường là một việc, phiền não là khác và vô ngã là khác nữa. Ta cần
quán niệm để thấy rõ ràng cả ba tính chất này đều cùng có mặt trong
mọi thứ. Nếu ta không thấy điều này rõ ràng với chánh niệm tỉnh giác thì