cho ngọt cho bùi”, để nhắc nhở chúng ta không nên chiều theo sự vòi
vĩnh của trẻ con, nếu không chúng sẽ trở nên vô tâm và thiếu trách
nhiệm. Nếu ta nghiêm khắc và rầy la khi chúng sai, chúng sẽ phát triển
tinh thần trách nhiệm cao.
Cho nên những người thông minh, hiểu biết thì thích được nghe lời
phê bình xây dựng hơn là lời khen. Còn người ngu thì thích được khen
hơn bị chê. Khi vừa bị phê bình là họ rất giận. Họ không hiểu giá trị của
sự phê bình. Chẳng hạn có ai phê bình cái sai của ta: sai lầm đó là do ta
không khéo, gây ra tai họa. Nếu ta được nhắc nhở để không làm điều sai,
thì điều đó rất có ích cho ta. Giống như là người đó đã kéo ta ra khỏi
khổ, khỏi lừa, khỏi địa ngục.
Nhưng kẻ ngu thì sẽ chống lại người khéo nhắc nhở họ. Nếu khôn
ngoan, họ đã cám ơn người nhắc nhở họ. Họ sẽ ghi nhớ lời khuyên đó
trong lòng, không bao giờ quên. Nếu ta không nghĩ như vậy đối với lời
phê bình, thì ta sẽ không bao giờ bỏ được thói quen cũ. Ta sẽ ngoan cố
chấp theo cách làm cũ, thích hơn thua với người hơn là khắc phục tính
chống đối của mình. Nếu ta không thể khắc phục tính đó, thì càng được
khuyên bảo, ta càng thiếu kiềm chế -cuối cùng thì ta càng thiêu đốt mình
hơn lên. Ta đem những lời chỉ dạy quí báu ra để làm hại mình. Đó là lý
do tại sao ta phải lắng nghe kỹ những lời phê bình, để ta có được nhiều
ích lợi từ đó.
Các uế nhiễm, ái dục và bám víu mới tai hại làm sao! Mà ta luôn
đầy ngã tưởng. Ta có thể làm gì để nó suy yếu đi? Chúng ta phải quay
hướng vào bản tâm như thế nào để có kết quả, để không làm ô nhiểm
tâm, không xáo trộn tâm. Ta phải sử dụng chính sự sáng suốt của mình –
tâm chánh niệm tỉnh giác - để luôn quay nhìn vào nội tâm. Không ai có
thể làm điều này cho ta. Chúng ta phải tự hiểu mình một cách rốt ráo.
Hãy nghĩ tới pháp hành để tự giải thoát khỏi các uế nhiễm như là
đào một ổ mối lớn để bắt con ác thú -như là con rắn- ẩn náu bên trong.
Ta phải dùngcuốc xẻng bén nhọn nhất để bắt rắn. Tương tự, ngã tưởng
của ta ẩn sâu bên trong. Ta phải dùng chánh niệm tỉnh giác, bén nhọn
như cuốc xẻng, để tiến sâu vào. Nơi nào có ngã tưởng, hãy cố đào để bắt
nó. Hãy lật nó ra để nhìn tận mặt, để xem cái ngã của ta thực sự ở đâu.
Cố gắng quán sát sắc, thọ, tưởng, hành, thức – tất cả những thứ mà ta
chấp chặt, không thể buông bỏ. Ta phải quán sát chúng như thế nào để
biết được chúng? Chỉ bằng cách nhìn ra được sự vô thường của sắc, thọ,
tưởng, hành, thức. Nếu ta không hiểu điều này, thì không có cách nào ta
có thể buông bỏ chúng vì ta sẽ tiếp tục nhận lầm chúng, nghĩ rằng chúng
là thường hằng, là lạc, là tự ngã.