ĐƠN PHƯƠNG - Trang 261

Đúng là lời lẽ của ông chủ cửa hàng bán dao, Tetsuro nghĩ.
“Vậy là đến bây giờ Kaori vẫn chưa phẫu thuật?”
Bà mẹ ủ rũ khi Risako hỏi xác nhận.
“Không.” Bà ấy uống một ngụm cà phê và nói tiếp.
Sau khi lên Tokyo, mỗi năm Kaori đều đặn về nhà một đến hai lần.

Nhưng có lúc đã ba năm trôi qua cô ấy cũng không chịu về vì ở nhà cũng
không có việc gì gấp. Tuy thỉnh thoảng vẫn về nhưng lập tức lại trốn lên
Tokyo ngay trong ngày. Khi bà mẹ cảm thấy nghi ngờ và thử gọi điện đến
hỏi thăm thì nhận được câu trả lời ngoài dự kiến. Cô ấy đã bỏ học thiết kế
và đang làm việc ở quán rượu.

““Cho dù có cố gắng học hành đạt thành tích tốt đi nữa thì người như

con sẽ không bao giờ có thể xin vào làm ở công ty như người bình thường
được.” Nó nói thế và quyết định bỏ học.”

Chuyện đó không phải là không có, Tetsuro nghĩ. Dù cho thuật ngữ

“chứng rối loạn nhận diện giới tính” phổ biến đến đâu đi nữa thì định kiến
vẫn còn đó. Suy cho cùng bản thân cụm từ “chứng rối loạn” ngay từ đầu đã
có vấn đề rồi.

“Bố nó nói mặc kệ, chỉ có thế đã nhụt chí thì làm gì cũng không xong.

Nói vậy thôi chứ thật ra trong lòng ông ấy lo lắng lắm.”

Sau đó hình như Kaori không về nhà nữa, vì người bố nghiêm khắc nhất

quyết không nói chuyện với con gái và người mẹ không còn trông mong
con quay về. Thế nên bố mẹ Kaori chỉ biết được tin tức của cô ấy qua
những tấm thiệp chúc mừng năm mới. Cũng nhờ tấm thiệp mà bà ấy biết
chuyện cô ấy chuyển đến sống ở Wasedatsurumakicho.

Nhưng khoảng nửa năm trước, Kaori có gọi điện đến chỗ mẹ. Cô ấy chỉ

nói đã lâu không nghe giọng mẹ nên mới gọi chứ không không có chuyện
gì quan trọng. Nhưng khi nghe xong bà mẹ thấy ngực mình đau nhói.
Không phải vì thương nhớ con, mà chất giọng bà ấy nghe được trên điện
thoại rõ ràng là giọng của đàn ông. Vì thế lúc đầu bà ấy đã không nhận ra
người gọi đến là ai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.