ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE - Trang 112

Dinh thự? Pháo đài? Trại lính? Trang ấp? Phải! Tất cả những tính chất ấy

pha trộn, chồng chéo, lấn át nhau trong kết cấu và mỗi chi tiết của khu nhà.
Thổ ty Hoàng Văn Chao cùng cô vợ ba mới cưới ở căn buồng trên gác trái.
Gác bên phải, xưa là nơi ở của quan ba Phơ-rô-pông, đồn trưởng đồn Pa
Kha. Tầng dưới là nơi tiếp khách, hội họp. Hai dãy nhà ngang thì tầng trên
là nơi ăn ở của bà cả, bà hai, cậu con cả tên là Hoàng Văn Tưởng, vợ chồng
cô con gái cả, cô con gái út, các viên quản lý, vệ sĩ. Tầng dưới là nơi chứa
thuốc phiện, da hổ, xương khỉ, xương gấu, thóc lúa, nơi ăn của gia đình, nơi
các binh thầu, seo phái, lý trưởng, mù lao

*

ăn ngủ, hút sách bài bạc, mỗi

khi có việc phải lên châu.

Chủ nhân của tòa nhà, Hoàng Văn Chao, có một bước tiến thân khá kỳ

quặc. Có mặt ở đây khi cả vùng này về phương diện hành chính chỉ là một
xã đặt dưới quyền cai trị của một lý trưởng người H'Mông tên gọi Giàng
Chẩn Hùng, bố Hoàng Văn Chao lúc ấy chỉ là một gã lái lợn người Tày từ
Cao Bằng phiêu bạt sang.

Bố Chao là kẻ cực kỳ khôn ngoan. Y gả con gái đầu lòng, chị Hoàng

Văn Chao, cho con trai cả của Giàng Chẩn Hùng. Hùng là thủ lĩnh người
H'Mông, cầm đầu cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ trước lúc này đã già yếu.
Con cả Hùng, tức anh rể Hoàng Văn Chao, là Giàng Chẩn Mìn lên thay cha
làm lý trưởng. Ông tiếp tục cầm đầu dân H'Mông chống lại sự đô hộ của
người Pháp. Tham lam, bất nhân, bất nghĩa, bố Chao và Chao lập mưu nhờ
tay Pháp hãm hại Mìn. Mìn chết, không còn con trai, lại bị ép, Giàng Chấn
Hùng đành để Chao thay Mìn giữ chức lý trưởng.

Đặc quyền từ tay người H'Mông họ Giàng rơi vào tay cha con Hoàng

Văn Chao. Bước hoạn lộ của Chao từ đó như diều gặp gió. Năm 1915,
Chao làm lý trưởng. Năm 1921, Chao được Pháp thăng châu úy. Tới năm
1944, y được công sứ Et-các-lát bổ tri châu trông coi cả châu Pa Kha ba
vạn dân, hơn một nửa là người H'Mông.

Tòa nhà xây từ năm 1921, năm Chao thăng châu úy. Một thày địa lý Tàu

đi tìm đất, chọn lựa cả tháng mới cắm được đất này. Thế đất thật đẹp.
Trước mặt là hai dông núi đá, hình hổ ngồi, rồng phục. Bên trái là khu rừng
dẻ kín đáo; một con suối từ mạn phải lượn vòng đưa dòng nước chênh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.