ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE - Trang 5

tham dự các sinh hoạt dân tộc, những lễ ăn thề, lễ nào sồng, những phiên
chợ, có mặt cả đám cưới đám ma các dòng họ H'Mông... Anh đọc nhiều và
lấy làm biết ơn đã thừa hưởng thành quả những công trình nghiên cứu về
dân tộc học, về phong tục tập quán, về ngôn ngữ H'Mông của Doãn Thanh,
của Nông Trung, Lục Bình Thủy, Phạm Xuân Phúc, v.v... Anh thu thập cả
những tài liệu nước ngoài viết về H'Mông như của Savina người Pháp,
chuyên gia nghiên cứu H'Mông, có những nhận định về chính sách, cai trị
vùng H'Mông: “H'Mông bao giờ cũng vẫn là H'Mông. Thổ ty là tất cả.
Người Pháp phải tạo ra được các thủ lĩnh dân tộc ở từng địa phương và qua
họ, mà cai trị đời đời ở các vùng miền núi". (Histoire des Miaos).

Cho đến khi ra mắt bạn đọc hôm nay, Đồng bạc trắng hoa xòe được viết

đi viết lại bốn lần. Tôi đã nhìn thấy đống bản thảo dày gần hai gang tay,
bằng đủ các loại giấy thếp, giấy học sinh, giấy đánh máy, chi chít những
chỗ dập xóa, chú thích bên lề...

Công việc văn chương! Đáng thương biết mấy!

*

. Ông Goóc-ki có nói

với bạn đọc, đại ý, ông khuyên những ai cho nghề viết văn là nhàn nhã,
nắng không đến đầu, mưa không tới gáy, mà dấn thân vào thì thật là một
lầm lẫn to lớn ở đời. Nghề viết văn thuộc lao động cực nhọc nhất trên thế
gian này. Miếng da lừa (Balzac) có chín bản thảo khác nhau. Quan thanh
tra
(Gogol), năm bản. Người mẹ (Gorki) sáu bản, bản đầu và bản cuối cách
nhau hai mươi năm. Riêng phần tả điệu múa Xalômê của Flô-be có mười
bản, bản nào cũng gần như tuyệt vời.

Với số tuổi như Ma Văn Kháng, ta sẽ phải hình dung anh đã vật lộn cực

nhọc như thế nào để đẻ ra nổi hơn sáu trăm trang giấy, tái hiện một giai
đoạn lịch sử ngắn ngủi, nhưng rắc rối vào bậc nhất của cách mạng Việt
Nam hiện đại, tiến hành trên một vùng núi phong kiến thế tập phiên thần
nghèo nàn và lạc hậu, lấy cái không gian tỉnh biên giới Lao Kay hừng hực,
hỗn loạn, phức tạp, rối ren, bọc trong cái bối cảnh lịch sử ngàn cân treo sợi
tóc của dân tộc: Nhật thua, Tưởng vào, Quốc dân Đảng về phá rối, Pháp trở
lại xâm chiếm Nam Bộ, rồi vào Hà Nội với Hiệp định mồng 6 tháng 3, v.v...

Giai đoạn lịch sử này ở miền núi lần đầu tiên được đưa vào tiểu thuyết.

Có lẽ đã đến lúc rồi, chúng ta đã có điều kiện về thời gian, về khoảng cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.