ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE - Trang 7

Cuốn truyện đóng lại vào cuối năm 1947, trong một trận đánh trên đèo

Mã Yên Sơn, lúc này bọn thổ ty đã phản bội, liên kết với thực dân Pháp trở
lại xâm lược nước ta, hành quân chiếm đóng Lao Kay. Thị xã đã lệnh sơ
tán, tiêu thổ kháng chiến, theo chủ trương trường kỳ kháng chiến bấy giờ.
Cuốn sách dừng lại ở đầu một khúc ngoặt mới: Cuộc kháng chiến chín năm
chống Pháp, có ngụ ý mở cửa cho một cái gì sau này nữa đây.

Đồng bạc trắng hoa xòe đã dựng lên hàng loạt nhân vật, lối đa tuyến

bình đồ, không ai là chính cả, hay nói một cách khác, nhân vật nào cũng có
đường dây riêng, phát triển tâm lý và tính cách như là một nhân vật chính.
Những tuyến nhân vật đan chéo nhau rối rắm như một mớ tơ vò, với những
tâm trạng, những số phận, những cảnh ngộ nhiều hình nhiều vẻ, nhưng rồi
cái nào vẫn kéo ra cái ấy, giống như một sợi tơ chuốt nõn trong tay người
quay sa kéo ra từ đống tơ vò nọ. Không gian chuyển dịch luôn luôn, tạo
một cảnh tượng rộng lớn cho bức tranh văn học, có điều kiện để các nhân
vật thỏa sức vẫy vùng. Nhịp độ nhanh, nhiều sự việc, nhiều hành động. Lối
dựng này đáp ứng được dung lượng rộng lớn của những cơn lốc cách
mạng, hàng loạt người lột xác hoặc thoái hóa, sự đổ vỡ của những giá trị cố
hữu, những ngã ba đường, sự đụng độ giữa chân thiện mỹ với những thế
lực hắc ám đã tàn tạ. Lối dựng này rất ít thấy trong tiểu thuyết nước ta.

Viết Rừng động, Mạc Phi đã rất công phu thu thập tư liệu, muốn dựng

lên một bức tranh lớn về những đổi thay của đồng bào Thái Tây Bắc trong
cuộc kháng chiến chuyển mình chín năm của dân tộc. Anh đã có những
thành công về vùng người Thái. Cũng như Nguyên Ngọc đã có những
thành công về miêu tả dân tộc anh em Tây Nguyên trong Đất nước đứng
lên
. Ma Văn Kháng đặc biệt thành công về các nhân vật người H'Mông.
Nhiều người đọc sách anh cứ đinh ninh tác giả là người dân tộc. Dân tộc
H'Mông, tất nhiên. Không phải lòe thiên hạ bằng những ngôn từ cụ thể lối
so sánh chất phác với cái tên cây cối trong rừng, ví von với con hươu con
nai bằng tiếng gọi địa phương là lạ, hoặc đôi lúc nhét một vài từ dân tộc
trong lời thoại cho nó có sắc thái là người miền núi. Nghe cứ tức anh ách.
Ma Văn Kháng học theo lối sử dụng cách nói miền núi của nhà văn Tô
Hoài. Và cái chính là anh đã sống nhiều năm với người miền núi. Sống có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.