ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ - Trang 17

xe của Tề, trở lên đứng trông lại. Bảo : « Đến lúc ! « mới có lịnh đuổi theo.
Toàn thắng. »

Như khi Khuất Hà đánh trận Bồ-tao, vì hoài nghi, hỏi Đấu Liêm :

« – Sao không bói thử ?

- Bói là để quyết điều nghi. Không nghi cần gì bói !

Rồi đem quân đánh thắng Viên, chiếm Bồ tao, minh hội xong, kéo về. »

Câu văn có khi trở nên trục trặc, gút mắt vì bị bóp chặt hay thâu quá

ngắn « Cho đánh trống. Tiến quân. Toàn thắng. Tiêu diệt hạ Nhược Ngao ».
Trong nhiều đoạn, Tả-Truyện chỉ ghi lại vài cử chỉ mà cũng vẽ được một
tâm lý phức tạp của nhân vật. Muốn tả lòng căm tức và chí gấp báo thù của
vua Sở khi được tin Thân Vô-Uý bị Tống giết, Tả-Truyện chép : « Vua Sở
hay, giũ áo đứng lên, đi chơn vào thất. Vào đến cung, giày đem tới. Ra cửa
cung, gươm dưng tới. Đến chợ Bồ tiêu, xa giá đẩy tới. Mùa thu, tháng chín,
Sở vây kinh thành Tống. »

Dùng câu văn tuy vắn mà sâu để thuật lại những mẩu chuyện tuy đơn

sơ mà đầy ý nghĩa có thể làm gương đáng theo hay nên tránh cho muôn đời,
Tả-Truyện thành một áng văn tuyệt tác, chẳng những được văn nhân sùng
bái mà còn được võ tướng kỉnh mộ. Chính những tay cung kiếm lại mắc
phải « bịnh Tả-Truyện », là vì đi đến đâu, trong hổ trướng hay khi điều
khiển ở trận tiền đều giữ cận bên mình quyển sử của Khâu-Minh.

Nhìn nhận giá trị của văn Tả-Truyện là nhìn nhận sự khó dịch của bộ

sử đó. Vì diễn tả một tư tưởng của người bằng tiếng của mình, việc đó còn
có thể làm được. Còn chuyển dịch một câu văn hay từ tiếng nầy qua tiếng
nọ thật là một chuyện quá khó.

*

Lẽ tất nhiên, muốn dịch hai quyển Xuân-ThuTả-Truyện, chúng tôi

hoàn toàn nhờ nơi Cụ. Từng chữ, từng lời. Cụ kiên tâm giải thích rồi chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.