ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ - Trang 15

Muốn nêu tấm lòng trung của hai bề tôi nước Tống – công tử Ấn và

Đãng Ý-Chư – Xuân-Thu chép : « Người Tống giết quan đại tư mã. Quan
đại tư thành trốn qua Lỗ ».

Như câu : « Mùa thu, tháng tám, ngày giáp ngọ, tên Vạn của Tống giết

vua tên Tiệp và quan đại-phu Cừu Mục » là dụng-ý phạt Nam-Cung
Trường-Vạn, một kẻ thí chúa, lại chê vua Tống vì tánh ham đùa-bỡn với bề
tôi, phải mua lấy cái chết thảm-khốc, còn khen quan đại-phu tuy yếu-đuối
mà dám cầm hốt đánh một tên võ phu, coi thường cái chết.

Chỉ thêm bớt vài chữ, Đức Phu-tử đã tỏ sự khen chê, ban điều thưởng

phạt. Mà khen với chê, thưởng và phạt, khi đã trưng nhiều lượt, sẽ tỏ bày
một luân-lý và một đường chánh-trị. Cả hai là sản-phẩm của quan niệm về
cuộc đời, về vũ-trụ tức là triết-lý.

Phương-pháp kín đáo ấy chẳng những bày tỏ được mấy nguồn văn hoá

mà còn gây một ảnh-hưởng, một hiệu lực phi thường : được một tiếng khen
của Xuân-Thu là hưởng giọt mưa Xuân đầm-ấm, bị một câu trách là chịu
ngọn nắng Thu gay gắt. Thật là kết quả mỹ-mãn, nhờ bởi tay thợ thánh khéo
dùng một khí cụ thô sơ. Và cũng vì thế, sự phiên dịch Xuân-Thu chất chứa
bao nhiêu nỗi khó : phải cân nhắc từng chữ, phải theo đúng nghĩa mà còn
lo-sợ thừa lời.

*

Thiếu một chữ là chê bai, không chép một việc là trách phạt, thật là

cực kỳ tinh khéo ! Nhưng chỉ khéo đối với những độc-giả thông lịch-sử
Trung-Hoa thời Đông-Chu ; còn với những người khác, không thấy chép,
tưởng không có chuyện, thì sự thưởng phạt sẽ vô hiệu quả. Vì vậy bộ Xuân-
Thu
cần có chú-giải.

Chính là Tả-Truyện, một quyển sử đi song song với kinh Xuân-Thu do

ngọn bút cứng rắn của Tả Khâu-Minh chép. Nơi đây, cần mở một dấu ngoặc
để bàn về tên của nhà sử trứ-danh ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.