ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ - Trang 14

dám nghi đến sự thận trọng của ngòi bút, đã viết : « Muốn thưởng thức cái
hay của bộ Xuân-Thu, phải nhận thấy hương nồng của triết lý, thơm ngát
của luân lý, mùi vị của chánh trị ở trong kinh đó. »

Làm sao những câu văn vắn-tắt sơ sài kia lại chứa được bao nhiêu mùi,

hương và vị ?

Chỉ vì Đức Phu-Tử khéo dùng một phương pháp kín đáo : quên TÊN

và VIỆC.

Sự quên hữu ý, sự cố tâm quên có nghĩa là chê bai, là khiển trách.

Như trong thí dụ trên, không chép tên Trịnh Trang-công chỉ gọi Trịnh-

bá là chê lỗi chẳng biết dạy em.

Như Thúc-Tôn Kiểu-Như, đại phu nước Lỗ chuyên chế mạng lịnh qua

rước vợ ở nước Tề thì Xuân-Thu chép : « Vợ Kiểu-Như tên Phụ-Hỉ ở Tề về.
»

Như vua của nước Châu, tên Thiệt, chức là công, thường gọi là Châu-

công, vì sợ loạn nên bỏ xứ trốn qua Tào, sau cùng qua triều Lỗ, Xuân-Thu
chỉ chép : « Thiệt đến ».

Còn vua nước Kỷ, tước là bá, khi qua triều Lỗ lại dùng lễ của man di,

Xuân-Thu chỉ biên : « Kỷ đến triều ».

Chẳng những thiếu là chê, có khi thừa cũng là khiển trách, như thêm

tên tộc của các vị vua có lỗi. Muốn chỉ trích vua Vệ dùng kế tiểu nhơn để
chiếm nước Hình thì Xuân-Thu ghi : « Mùa xuân, tháng giêng, ngày bính
ngọ, Vệ-hầu tên Hủy diệt Hình. »

Khi muốn tỏ sự hư hèn của Tống Chiêu công thì chép : « Mùa đông,

tháng mười một, người Tống giết vua tên là Chử-cữu. »

Nhưng phần nhiều khi Xuân-Thu thêm tức là khen, nếu ghi cả chức

tước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.