Trước hết, nếu cho in vỏn-vẹn tám mươi bài nghị-luận của Đông-Lai
mà chẳng có những đoạn Xuân-Thu, Tả-Truyện thì làm sao độc-giả lãnh-hội
được ? Vả lại, lắm khi, vì bắt-bẻ một câu hoặc một chữ của Tả-Truyện mà
Đông-Lai viết thành bài « bác-nghị ». Vậy dịch Xuân-Thu và Tả-Truyện
song-song theo « bác-nghị » là một sự tối-cần. Cũng là một điều quá khó.
Các bạn chắc đều biết Xuân-Thu là một trong năm quyển kinh của Đức
Khổng-tử. Đó là bộ sử nước Lỗ do Ngài sửa-định, chép từ đời Lỗ Ẩn-công
cho đến Lỗ Ai-công gồm có 240 năm (từ 721 tới 481 trước tây lịch).
Với quan-niệm hiện-tại về sử học khi chúng ta trịnh-trọng lật quyển
Xuân-Thu thì sẽ vô-cùng ngạc-nhiên hay thất-vọng. Vì đó chỉ là một mớ sử
liệu chép rời-rạc, dường như gặp chuyện thì ghi, không màng đến sự liên-
lạc hay tương-quan. Lại có nhiều việc quan-trọng mà không chép. Khi chép
thì quá vắn-tắt gần như đơn-sơ. Thí-dụ : bà Khương-thị vì thương con
không đồng nên gây ra cuộc xung-đột giữa Trịnh Trang-công và em là
Cung Thúc-Đoạn thì nào là quỷ-kế của anh, nào là tham-vọng của em, nào
là lời bàn của bá-quan rồi đến trận đánh, với cuộc vây thành phá lũy, cho
đến khi cùng đường Thúc-Đoạn chạy vào xứ Yển. Trịnh Trang-công giam
mẹ, thật là bao nhiêu gây cấn mà trong Xuân-Thu chỉ có một câu : « Mùa
hạ, tháng năm, Trịnh-bá thắng Đoạn tại Yển ». Có lúc còn vắn tắt hơn, như
« Tề cứu Hình » hoặc « Địch đánh Vệ ».
Vậy thì chân giá trị của bộ Xuân-Thu ở đâu mà vẫn được xem là quyển
kinh để « định công luận, đoán án cho muôn đời » ? Tại sao chính Đức Phu-
Tử cũng yêu cầu người đời « biết cho ta » hay « buộc tội cho ta » thì nên do
bộ Xuân-Thu ? Như vậy, bực thánh và dư luận cổ kim đã lầm chăng ? Hoặc
giả, vì quan niệm về sử học của xưa với nay quá khác nhau mới có điều
chinh lịch đó ?
Nếu thật thế thì tại sao một học giả của thời đại nầy, cụ Nguyễn-Văn-
Tố, một người mà chưa ai dám ngờ vực về sức học uyên thâm, cũng chưa ai