(Có nhiều học-giả – trong số ấy có thầy của chúng tôi – đọc là : Tả kỳ
Minh. Vậy nên theo phần đông đọc Khâu hoặc Khưu hay theo các cụ mà
đọc là Kỳ ? Sự chinh lịch nầy do tục cữ tên mà sanh ra. Số là khi có tên
Khâu hay Ni (tức Khổng-Khâu, Trọng-Ni, tên của Đức Phu-Tử), hoặc Kha
(tức Mạnh-Kha tên của thầy Mạnh) thì sách nho đều ghi ba chữ « nên đọc
Mỗ » thành ra Khổng-Mỗ, Trọng-Mỗ và Mạnh-Mỗ. Lâu ngày – theo lời của
ông Nhượng-Tống – bản in mòn đi, chữ Mỗ mất hết một nét sổ nên thành
chữ Kỳ. Bọn hậu-sanh chúng tôi không phải thiếu lòng thành kính thánh
hiền, nhưng thấy cần đọc cho đúng, mà chắc các đấng Phu tử, Mạnh tử, và
các cụ cũng đã tha thứ khi chúng tôi đọc đến Ni và Kha. Vì vậy, từ đây nên
đọc là Tả Khâu-Minh và đóng lại dấu ngoặc.)
Có phải vì đứng gần cụ Khổng, một cây cổ-thọ của văn hóa Trung Hoa
nên bị tàn che bóng lấp mà thân thế của Tả Khâu-Minh bị vùi mất trong
biển thời gian chăng ?
Chỉ còn nhớ là vị quan coi về sử của nước Lỗ noi theo ý chí của Phu tử
chép lại những chuyện của kinh Xuân-Thu. Vi Khổng-tử cân nhắc ngòi bút
để thưởng phạt như một vì thiên tử, nên được gọi là « Tố vương » – nhà vua
không ngôi – và vì đó Tả Khâu-Minh được gọi là « Tố thần ». Nhiệm vụ
của tử gia ấy là theo mỗi câu Xuân-Thu để kể chuyện. Và tất nhiên nhắc lại
những đoạn không có chép trong kinh, để tỏ sự biếm nhẽ của Phu tử.
Theo lối viết sử ngày xưa, mỗi bài đều có luân lý, ở đây là « lời bàn
của người quân tử ». Chúng ta chớ lầm tưởng vì là quyển truyện cho nên kể
lể dông dài như… bài tựa nầy. Trái lại, vừa đẽo gọt vừa cân nhắc nên câu
văn trở nên gọn gàng và cứng rắn. Như tả Lỗ Trang-công đi cùng Tào Uế
đánh Tề ở Trường câu : « Ngồi chung xe đến Trường-câu. Trang-công sắp
ra lịnh đánh trống thúc quân. Tào Uế ngăn : « Chưa nên ! » Chờ quân Tề
xong ba hồi trống. Tào Uế bảo : « Đến lúc ! » Thua to, quân Tề chạy. Trang
công sắp ra lịnh đuổi theo, Tào Uế ngăn : « Chưa nên ! » Xuống, xem dấu