THỜI ĐÔNG-CHU
Nhà thương sụp đổ trong tủi nhục, Người đại diện cuối cùng, Trụ-
vương, mê tửu-sắc, tàn-sát dân lành, giết tôi trung như Tỉ Can, yêu lũ nịnh
như Bi Trọng, Sùng Hầu, Ác Lai, phá công nho để lập « ao rượu rừng thịt »
và Lộc-đài
. Dân chúng khổ, giận, rồi oán.
Theo lòng dân, Võ-vương cửa binh tuy ít
nhưng được chư-hầu theo
giúp rất đông, nên lật nhà Thương, sáng lập nhà Chu, đóng đô tại đất Kỳ,
Phong
(Kỳ-châu, Phong-cảo) cho đem chín đỉnh to của nhà Hạ về tại Hồ-
nam rồi bói về vận-mạng của triều-đình mới. Theo quẻ thì « nhà Chu truyền
ngôi được ba mươi đời, cộng được bảy trăm năm ».
Các chư hầu tùng chinh đều được trọng-thưởng.
Thưởng bằng chức-tước là công, hầu, bá, tử, nam. Lại chọn trong các
vua chư-hầu vài người có công to hay đức trọng để làm khanh sĩ, được mời
đến triều-ca bàn về chánh-sự của nhà Chu.
Thưởng bằng đất cát hay cho phép dùng họ của thiên-tử. Có lập chiến
công, mỗi chư hầu đều được lãnh một phần đất, trọn quyền làm chủ : thâu
thuế, bắt dân xâu, xây đắp thành trì, mộ lính để chống giặc.
Dây liên-lạc giữa nhà Chu với chư-hầu : mỗi năm phải đến chầu thiên-
tử và nạp-cống. Phần nhiều chỉ là món thổ-sản của vùng mình chiếm, một
vật tượng trưng cho sự tùng phục của chư hầu. Vật tuy mọn như cỏ « bao
mao » mà nước Sở sau nầy cũng không nạp để tỏ sự độc lập hoàn toàn đối
với nhà Chu. Về đất cát, tuy đã chia đều đủ nhưng sau nầy với kẻ hữu công,
thiên-tử còn cắt để tặng thưởng riêng.
Đến năm 770 trước tây lịch, muốn tránh nạn Khuyển-Nhung, Chu
Bình-vương cho dời đô về phía đông, tại Lạc-ấp. Đây mới thật là thời
Đông-Chu và từ đây nhà Chu bắt đầu suy sụp.