Lúc đó chư hầu gồm có :
Lỗ, Tề, Sở, Trịnh, Tần Tấn, Tống, Vệ bên phe lớn ; còn phái nhỏ thì có
Trần, Tào, Hình, Túc, Thái-Cử, Ngu, Quắc, Hứa Đặng, v.v…
Trong đại gia đình ấy, người cha – thiên tử nhà Chu – đã già yếu, các
con mới tranh nhau quyền cầm đầu tức làm bá chủ. Có trăm mưu ngàn kế
nhưng chung quy chỉ một chương trình là tuần tự làm cho nước giàu, để có
binh mạnh. Rồi đến triều kiến thiên-tử, một phận sự mà từ lâu các chư hầu
đã xao lãng,
mượn mạng lịnh nhà Chu để hội chư hầu
, hoặc đem quân
trừng phạt kẻ có tội
cố bắt nạt các nước lớn, hoặc tìm phương giúp những
nước bị nạn để mua lòng chư hầu nhỏ.
Phương pháp đoạt quyền bá chủ là bá đạo, thường dùng phú cường và
hùng binh ép buộc người tôn kính mình, trái với vương đạo, thường nhờ
đạo đức để cảm hóa lòng người.
Thời Đông-Chu có năm bá chủ : Tề Hoàn-công, Tần Văn-công, Tống
Tương-công, Sở Trang-công và Tần Mục-công. Vì vậy, mới có tên là « đời
ngũ-bá ».
Ngoài những chi tiết riêng biệt của thời đại, thì toàn là những chuyện
gây ra khi con người gặp con người như tranh ngôi giành lợi, mê chơi hỏng
việc, tức giận làm càn ăn thua vì tiếng nói, v.v…
*