ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ - Trang 23

Nay đem áp-dụng vào thực-tế, để trong khuôn lịch-sử thì các môn-đồ sẽ
thấy rõ sự hữu-dụng của tư-tưởng, ắt dễ hiểu lại lâu quên.

Tư-tưởng của Đông-Lai thâm-thúy mà phong-phú, lại quá mới-mẻ đối

với thời-đại. Nếu nhận-xét của chúng tôi không lầm thì phải chờ đến ba,
bốn trăm năm sau mới gặp lại những ý-niệm mới ấy trong tác-phẩm của
Vương Dương-Minh. Cuộc gặp-gỡ của hai bộ óc – nếu có
nghĩ cũng lạ-
lùng thật. Một người giàu tư-tưởng đem vung rải trong các thiên cảo-luận
từ năm 1170 đến 1180 … Rồi một thời-gian đăng-đẳng trên ba thế-kỷ trôi
qua, cho đến năm 1507 ở tại Quí-châu, một tỉnh xa xôi đầy lam-chướng mà
dân-cư toàn là mọi rợ, có một người đương bị đày, không một tờ sách nơi
tay, chỉ ôn lại những điều đã học mà tìm ra một thuyết mới. Trong đó,
chúng ta gặp lại nhiều ý-kiến đã thấy nơi bài « Ngu-công yêu-cầu ngọc-
kiếm » hay « Lương bị mất nước »,

12

v.v…

Có phải vì tư-tưởng quá cấp-tiến mà Đông-Lai bị Châu Hi trách là «

lộn xộn » chăng ?

Mượn mẩu chuyện của thời Đông-Châu để chứng-minh quan-niệm

riêng về chánh-trị, về luân-lý và triết-học, Đông-Lai khéo phổ-biến tư-
tưởng thành ra những châm-ngôn hữu-dụng cho con người khi cần xét mình
hay xử-thế.

Tài của Đông-Lai giá-trị của quyển « Bác-nghị » ở tại đó : câu chuyện

của một thời đổi ra lời dạy cho muôn thuở.

Chúng ta có thể sắp các lời bàn đó vào ba bốn khóm để trông rõ luận-

đề như : lòng tham (cướp quyền, tranh của, giựt nước), những điều nên
theo, việc cần tránh trong chánh-trị, khóm bài có tánh-cách luân-lý và tâm
lý, v.v…

Nhưng ngoài đặc tánh, các bài còn chứa nhiều tư tưởng khác nên cũng

khó sắp chung nhau, vả lại lý lẽ dùng để biện bác thường đưa nghị-luận ra
ngoài khuôn khổ nhứt định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.