chớ không chủ-ý nơi người » cho nên khi Đông-Lai luận về « sự dùng lời để
lui quân Sở » cốt là muốn đoàn hậu-tấn khỏi bị rơi vào lỗi-lầm đó. Môn-đồ
trung-thành rất đông, độc-giả yêu tài không ít, cho nên tư-tưởng của Đông-
Lai có một ảnh-hưởng lâu-dài, cả trăm năm sau vẫn còn nguyên-vẹn. Khi
bọn man-di miền bắc cử hùng-binh xâm-lấn Trung-Hoa, nhờ tướng tài quân
mạnh nên thế như chẻ tre, nhà Tống không phương gì ngăn-cản nổi. Đành
phải thúc-thủ cắt đất chia cùng giặc Kim, lại còn phải cam chịu nhiều điều
ô-nhục, v.v. Trước cảnh tang-thương nhục-nhã đó, đành rằng võ-tướng bị
thua nên phải xếp giáp, còn những tay biện-sĩ hữu-tài của nhà Tống tại sao
cũng cam chịu lặng thinh ? Có phải do ảnh-hưởng khốc-hại của Đông-Lai
chăng ? Có phải sợ một Đông-Lai thứ hai buộc họ vào tội « làm hèn-yếu
nhà Tống » chăng ? Nào có phải thiếu lý-lẽ để cho lũ giặc kiêng sợ ? Chỉ
cho chúng thấy : làm nhục hai vua sẽ gây một phản-kháng lớn-lao, mà
chiếm đất chẳng chiếm được lòng thì không thể nào an-hưởng chiến-công
đã thu-nhập được. Lý-lẽ có thừa, tài biện-bác cũng dư, nhưng vì sợ tiếng
xui nhà Tống « khinh-thường mối họa, nương-cậy vào may-mắn » nên
chẳng có người nào đứng lên phản-đối. Cũng bởi không có nguồn dư-luận
chống giặc, nên bọn nó mới hành-hung, chiếm cả đất Hoa-Hạ. Chung-quy
cũng tại bài luận của Đông-Lai !
Có phải đúng với câu Kinh Thi : « Ai sanh mối loạn mà đến ngày nay
hãy còn tai-hại ? » của Đông-Lai đã dùng để buộc tội Tử-Văn hay không ?
*
Gió lạnh thổi qua, hình Vương-tôn Mãn đã biến mất. Chúng tôi vừa
tỉnh mới hay là giấc chiêm-bao ở cạnh bản thảo Đông-Lai bác-nghị. Trí đã
tỉnh mà tai dường như còn nghe dư-âm của tiếng cười ngạo-nghễ, với chuỗi
lời rổn-rảng. Thật là ngọn suối chảy khôn cùng. Thật là không biết lui một
bước, không biết nhượng một lời ! Đông-Lai chỉ-trích một câu, Vương-tôn
Mãn trả lời bằng một bài dài thậm-thượt. Lý-luận đáp lý luận, Vương-tôn