Chúng tôi vẫn nhìn-nhận mưu-lược đó là mỏng-manh, coi sự thành-
công là may-mắn chẳng lúc nào dám khuyên thí-nghiệm lần thứ nhì. Nhưng
ở trong tình-cảnh éo-le của thời-buổi ấy, gặp tai-nạn ấy với sự thiếu các lối
tranh-đấu khác, thử hỏi ngoài phương-lược đó còn có mưu-mô nào ? Đông-
Lai là thông suốt cổ-kim hiểu rành binh-pháp, xin mách giùm một phương-
pháp công-hiệu hơn ?
Trở về thành-đô, lòng thỏa-mãn vì sứ-mạng đã tròn, lòng khoan-khoái
vì thấy chúng dân mừng-rỡ hồi-cư, lòng hoan-hỉ vì được Đấng Chí-tôn ban
khen và trọng-thưởng, nào dè đâu nữa thế-kỷ sau, lòng chúng tôi phải căm-
hờn vì câu chuyện đó ! Một người nổi tiếng thông-minh, bác-lãm đứng lên
chỉ-trích việc lui quân Sở, hơn nữa, người đó – Lữ Đông-Lai – còn gán cho
chúng tôi một tội tày đình : làm hèn-yếu nhà Châu, một tội mà chúng tôi
không dám nhận.
Không lẽ bác-học uyên-thâm như Đông-Lai lại chẳng hiểu làm suy nhà
Châu là kinh-tế hay sao ? Trước phân-phát, sau tặng-thưởng, đất của nhà
Châu càng hẹp, huê-lợi càng hiếm hoi, thuế má càng kém-cỏi. Chư-hầu bao
chung-quanh đều chiếm giành các nguồn-lợi chánh. Công-nho thiếu hụt lấy
tiền đâu để mộ binh, sắm khí-giới, dành-dụm lương-thực, xây-đắp thành-trì
mà đề-phòng một cuộc ngoại-xâm ? Vì vậy, đem binh trừng-phạt chư-hầu,
thiên-tử mới bị thua luôn.
Khi oai-quyền không còn thì chánh-lịnh đâu còn giá-trị ? Càng ngày
nhà Chu càng suy. Suy vì kinh-tế chớ nào phải « ham từ-hoa, mê biện-
thuyết, ưa điệu-bộ ? »
Kinh-tế khủng-hoảng, tài-chánh khiếm-khuyết thì nước nghèo, binh yếu
; oai-quyền mất thì chúng dể-khinh ; chớ nào bởi trông-cậy vào lưỡi dài
hay ở tài của biện-sĩ ?
Chẳng qua Đông-Lai có vài ý-kiến thông-thường lúc nào cũng đeo-
đuổi theo như : « không nên khinh-thường họa-hoạn, chẳng nên trông-cậy