Khi đấng Chí-tôn sai Mẫn nầy đến ủy-lạo quân Sở, trí chúng tôi đã
thấy : « Chuyến đi là hệ-trọng nhưng chỉ là kế cầu may trước cơn quốc-
biến », lòng chúng tôi đã nguyền : « Không để nhục quốc-thể », chí chúng
tôi đã quyết : « Liều thân đền-đáp quân ân. »
Lúc giã-từ bệ-ngọc, một mình đi vào trọng-địa thì thấy đầy đường
chúng dân bồng-bế tản-cư, các nhà quyền-quý, các thượng-quan trong trào
chuyên-chở bạc-vàng rời Lạc-ấp. Như chúng tôi, tên cùng-đinh với người
sang-cả đều trông thấy cận-kề nỗi tán thân, bại sản. Phút hãi-hùng đó, đã
trải qua nào ai dám sống lại ! Dẫu nhọc-nhằn, dẫu khổ-cực đến đâu cũng
cam chịu nỗi, miễn đừng gặp kinh-khủng đó lần thứ hai. Vậy mà Đông-Lai
dám gán cho dân nhà Châu ý tưởng : « Sau nầy nếu có cuộc xâm-lăng bờ-
cõi thì chỉ cần sai một biện-sĩ ra đó cũng đủ rồi ! ». Những ai đã sống qua
cơn biến-cố ấy, đã cảm thấy sự cầu-may của biện-pháp « dùng lưỡi » ấy,
chắc không dám nhận Đông-Lai là nhà tâm-lý đại-tài !
Hơn ai, chúng tôi cảm thấy sự bấp-bênh của sứ-mạng nên đã toan-tính
cách dùng của ba tấc lưỡi để làm lợi-khí tranh-đấu, đem câu văn bóng-bẩy
làm quân-lính hãm thành, coi lý-luận vững-chắc như đại-tướng chỉ-huy, lấp
bộ tịch cứng-cỏi, nét thành-thật làm mưu chiến-thắng…
Trên bờ Lạc-thủy, dinh-trại của quân Sở đóng liên-tiếp dài trên mấy
dặm, gơm giáo tuốt trần sáng như sao, rậm như rừng, binh Sở sắp hàng hai
cực-kỳ hùng-dũng ; nhưng chí đã quyết kế đã định, chúng tôi lấy tư-cách
của vị thiên sứ đến ban lời ủy-lạo, nên thung-dung, chậm-rãi bước vào
tổng-hành-dinh của vua Sở… Khi nghe Trung-vương ướm lời hỏi thăm chín
đỉnh, thì biết phút quyết-định đã đến. Dõng-dạc, chúng tôi đưa chuyện quỷ-
ma ra trước làm tiên-phong dọn đường, rồi nhờ thần-thánh nối gót để mở
lối, tôi dùng lịch-sử làm bằng, lấy đức-độ làm cớ, bày ra một hậu-tập cứng-
cỏi là câu chuyện bói-khoa thi sáng-lập nhà Châu, rồi dùng thành trì kiên-
cố của định-mạng để kết-luận, làm cho vua Sở Trung-vương phải lặng
thinh.