ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ - Trang 29

Để cho các bạn tiện so-sánh, xin chép lại bài luận của hai nhà học-giả

tên tuổi : cụ Ôn-Như Nguyễn Văn-Ngọc và Tử-An Trần Lệ-Nhân, về « Ngu-
công yêu-cầu ngọc-kiếm » trong bộ Cổ-học Tinh-hoa :

« Tham là một nết rất xấu. Tham vừa, người ta còn có thể chiều hay

nể, chớ tham quá lắm, như chỉ biết có mình, không biết còn ai nữa thì ai
người chịu nổi.

« Vả lại tham hay sanh ra ngang-ngược, tham hay sanh ra u-mê cho

nên Ngu-công đây muốn ngọc, được ngọc đã là may, lại còn muốn cả
gươm, Ngu-thúc chịu sao được mà không tính cách để trị lại. Ôi ! gươm đã
chẳng được, nước cũng không còn.

« Tham thì thâm ! Phật đã bảo thầm rằng : « chớ có tham. »

*

Còn cách so-sánh khác là đem nghị-luận của Đông-Lai đối-chiếu với

lời phê-bình của bạn. Hoặc bạn chỉ đọc câu-chuyện với tất cả chi-tiết rồi tự
đặt mình vào địa-vị của nhà bàn sử để phân-tách, khảo-xét và phê-luận.
Sau đem sánh với bài nghị-luận của Đông-Lai. Hoặc thận-trọng ghi những
cảm tưởng của bạn sau khi đọc xong bài bác-nghị. Đặc-tánh của những tác
phẩm « cổ-điển » (classiques) – quyển
Bác-nghị đứng trong hàng-ngũ đó –
là bất-cứ ở nước nào, vào thời đại nào, độc-giả cũng tìm thấy tâm và trí
mình trong đó. Và đối với hạng người nào, áng văn cổ-điển cũng có thể làm
giàu cho trí-óc : khi đem tư-tưởng mới-lạ, khi đánh thức những ý-kiến đã
chìm từ lâu trong cõi quên vô-tận. Những phút nhọc-nhằn để lần theo từng
lý-luận của tác-giả đều được đền-bù xứng-đáng…

Để hầu độc-giả, chúng tôi có ghi-chép những cảm-tưởng riêng, sau

mỗi bài bác-nghị. Nhưng có nhiều bạn, vì chờ-đợi sách quá lâu, nên nhiều
phen đến thúc-giục, khuyên chúng tôi đừng ra khỏi địa-vị của người giới-
thiệu Đông-Lai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.