tân, – theo ý chúng tôi – đó là cách đặt giả thuyết để làm việc (hypothès de
travail).
Nhà khoa-học gặp một hiện-tượng mà hình như có đến năm, bảy
nguyên-nhân. Vậy đâu là chánh ? Không đủ điều-kiện để định-đoạt, nhà
khoa-học phải đặt ra giả-thuyết để làm việc. Nhìn-nhận một nguyên-do nào
đó là chánh, rồi cứ thí-nghiệm như thật sự là thế. Nếu kết-quả đúng thì giả-
thuyết đúng, mà giả-thuyết đúng thì nguyên-do kia là chánh. Phương-pháp
của Đông-Lai cũng thế. Không biết được duyên cớ nào đã bắt Quản Trọng
tha tội Thọ-Điêu, Đông-Lai chiếu theo tâm-lý của hai nhân-vật chánh để
tìm những lý-lẽ có thể giải thích « bài toán Di-Ngô ». Mỗi cớ sẽ thành giả-
thuyết trong cuộc thí-nghiệm. Lời bàn về « Thọ-Điêu tiết-lậu quân-cơ » là
bản phúc-trình khi thí-nghiệm với giả-thuyết « giao-kết giữa Tề Hoàn và
Quản Trọng ». Dở tập hồ-sơ đó, bạn đọc, vị tòa tối cao, sẽ quyết-đoán xem
Đông-Lai thành-công hay thất-bại ?
Kể qua phương-pháp tối-tân, còn có lời bàn về Khuất Hà. Nơi đây,
Đông-Lai áp-dụng lối « tỉ-luận » hay là lập-luận theo tương-tợ
(raisonnement par anologie) một cách thật tế-nhị. Thường các nhà lý-luận
hay tránh lối nầy vì rất dễ sai-lạc. Phải cho đủ « tương-tợ trong » và «
ngoài » mới có kết-quả mỹ-mãn. Nhờ gồm đủ điều-kiện nên lập-luận của
Đông-Lai mới vững-chắc dường ấy.
*
Sơ-lược, thật sơ-lược, chúng ta đã trải qua những ý-kiến chánh của
Đông-Lai bác-nghị. Mà trong mỗi bài, chỉ nói đến một gốc to, còn nhành lá
sum-sê, chồi-tược rậm-rịt, thì chưa tả đến. Phải trọn một quyển sách dày
mới gọi là khá đủ, chớ cũng không nói hết những đặc-biệt của tác-phẩm.
Chúng tôi thấy có hai cách gián-tiếp để chỉ giá-trị của sách : so sánh «
bác-nghị » với lời bàn của người khác về một vấn-đề, hoặc so sánh với
cảm-tưởng của bạn sau khi đọc xong bài luận của Đông-Lai.