Chỉ còn mấy bài chưa nói đến, như « Tức-hầu phạt Trịnh », vì chỉ nhắc
lại một ý-kiến đã bàn rồi : trốn cảnh ngộ là tự gây họa. Mỗi tình cảnh mỗi
có sự bắt buộc, như nghèo phải khổ, hèn phải nhọc, không thể tránh được.
Ta nên cam chịu mà cũng đừng quan tâm đến. Đọc sơ qua cũng thấy là
nhành con của ý-kiến đã phô bày trong khi luận về « Thân Vô-Úy nhục kẻ
giong xe… ».
Có bài chưa xét đến vì tánh-cách đặc biệt nên cần phải bàn riêng như
« Thọ Điêu tiết lậu quân-cơ ». Trước xin nhắc rõ câu chuyện để nhận thấy
chân giá trị của lập-luận. Tề Hoàn-công lên ngôi trong hỗn độn : cha với
anh đều bị giết. Muốn trấn-tĩnh nhân-tâm, muốn thực-hành chí lớn, cần có
một nhà chánh-trị đại-tài giúp tay. Nghe theo mưu-sĩ Bảo Thúc-Nha, quên
cả thù riêng, Hoàn-công cho đem Quản-Trọng, kẻ vừa bắn mình, về làm
tướng quốc. Trong khi bàn-định chương-trình giành bá-chủ, vua Tề thăm-
hỏi về chỗ yếu của mình. Quản Trọng bảo không sao, chỉ nên tránh sự «
dùng tiểu-nhân mà cho xen vào chánh-sự » vì có thể hại đến nghiệp ba. Áp-
dụng chương-trình kinh-tế, nước Tề trở nên giàu rồi có hùng binh. Bắt đầu
thi hành chương-trình chánh-trị : triều-kiến thiên-tử, hội chư-hầu, giúp kẻ
yếu, phạt kẻ cường-ngạnh. Trong đó có Sở, một nước mạnh. Không chắc
thắng nơi trận tiền, Quản Trọng mới dụng mưu sâu. Mượn cớ phạt Sái, một
nước nhỏ, rồi thừa dịp kéo binh bất-ngờ đột-nhập vào Sở. Kế đó thành hay
bại đều do sự giữ kín cơ-mưu. Điều lạ thứ nhứt là tướng cầm binh trừng
phạt Sái lại là Thọ-Điêu, kẻ tự thiến mình để được hầu-cận Hoàn-công.
Đúng theo quan-niệm xưa, đó là một tiểu-nhân. Thọ-Điêu, ăn hối lộ, tiết-
lậu chiến-lược. Điều lạ thứ nhì là Quản Trọng khi trông thấy Sở dự-bị thì
biết cơ-mưu đã bại-lộ mà chẳng trừng-phạt thủ-phạm. Tại sao ? Câu hỏi đó
đều ở đầu lưỡi của mỗi độc-giả mà chưa ai tìm được câu giải-đáp cho
thỏa-mãn. Xuân-Thu Tả-Truyện, cho đến lịch-sử tiểu-thuyết « Đông-Châu
liệt-quốc » cũng không nói tại sao Quản Trọng chẳng bắt tội Thọ-Điêu.
Muốn tìm giải-pháp cho bài toán khó, Đông-Lai dùng một phương pháp tối