ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ - Trang 37

PHÀM LỆ

Mỗi bài gồm hai phần : sự tích trong Tả Truyện, lời bàn của Đông-Lai.

Khi nào có, trước nhứt chép câu của Xuân-Thu.

Trên mỗi bài có ghi niên hiệu theo lịch triều của nước Lỗ, đối chiếu với

tây lịch. Như thế là phi lý. Cũng như chép việc xảy ra dưới triều Lê, nhơn
thấy quyền bính trong tay Trịnh, không ghi niên hiệu Vĩnh-Thịnh của vua,
chỉ chép tên Án-đô-vương của chúa.

Vì những chuyện chép trong Xuân-Thu, Tả Truyện đều xảy ra hồi

Đông-Châu, đúng lý phải ghi niên hiệu của Châu-trào. Khốn nỗi ! Nhà
Châu suy hèn quá đỗi, không còn có chút ảnh hưởng nào trong lịch sử. Cho
đến sự tồn vong của nhà Châu cũng thế. Trái lại, Xuân-Thu, Tả-Truyện là sử
của nước Lỗ, ghi những biến cố trong nước. Muốn hiểu cần nhớ sự thay đổi
trong triều chánh, vì vậy mới chép theo niên hiệu của Lỗ.

Cũng có thể chép như Tả-Truyện : « Năm kỷ tị, thứ mười một, mùa

đông, tháng mười một, ngày ất mão » hoặc « năm nhâm tuất, thứ tư, mùa
hạ, tháng tư, ngày tân sửu », nhưng với thời buổi nầy, còn có được mấy ai
biết tính coi việc nào xảy ra trước ?

Vì độc giả, chúng tôi đành phải « phụ » nhà Châu, chép theo niên hiệu

của nước Lỗ.

Sau lời bàn ghi những sự tích liên can với chuyện, phần nhiều chép

theo Tả-Truyện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.