theo thờ Thái-thúc. Bằng không, trừ ngay đi. Để lâu, lòng dân sẽ sanh biến.
» Trang-công đáp : « Không sao ! Rồi cũng sanh biến. »
Sau khi đánh thuế hai ấp Bỉ, Thái-thúc đến đất Lẫm-diên. Công-tử Lữ
lại thưa : « Bây giờ nên trị ! Để lâu sẽ có hậu thuẫn rồi đắc nhơn tâm. »
Trang-công đáp : « Bất-nghĩa không hậu. »
Tu-bổ xong thành-lũy, Thái-thúc họp dân chúng trau giồi khí giới sửa
soạn quân sĩ xa giáp. Khương-thị xúi Thái-thúc mưu phản để đoạt ngôi. Khi
biết ngày giờ định thi hành, Trang-công bảo : « Được ! » Rồi sai công-tử Lữ
đem 200 chiến xa đánh vào ấp Kinh. Dân chúng ấp Kinh phản Thái thúc
Đoạn, Đoạn chạy qua xứ Yển. Trang-công vây xứ Yển tháng năm, ngày tân
sửu, Đoạn chạy ra xứ Cung.
Xuân-Thu chép : « Trịnh-bá thắng Đoạn tại Yển. » Đoạn không hiếu
đễ, cho nên Xuân-Thu không dùng chữ « em của Trịnh-bá ». Vì coi như hai
chư hầu tranh đua nhau nên viết « thắng » (chớ không nói « phạt »). Lại
chép « Trịnh-bá » (theo lẽ là Trịnh-Trang-Công) là có ý chê không biết dạy
em. Xuân-Thu không chép « chạy » (xuất bôn) là biết ý Trang-công muốn
giết Đoạn. Tuy biết phản mà để vậy cho có loạn, đó là cố giết. Không chép
những chữ ấy, Xuân-Thu cho biết Trang-công cố tâm, Đoạn không thể nào
thoát khỏi.
*
LỜI BÀN. – Người câu phụ phàng con cá, cá nào phụ được kẻ đi câu ;
thợ săn phụ phàng con thú, thú nào phụ được thợ đi săn ; Trang-công phụ
phàng Cung-thúc Đoạn, Đoạn nào phụ được Trang-công ? Uốn lưỡi câu và
tra mồi để gạt cá là do kẻ đi câu ; đào hầm, cặm bẫy để lừa thú là do thợ đi
săn. Vậy mà không trách kẻ đi câu, trở lại chê cá ăn mồi ; không trách thợ
săn, trở lại cười thú mắc bẫy, trong thiên hạ có lẽ nào như vậy hay chăng ?
Tánh của Trang-công : ngoài đố kị, trong nham hiểm, coi thường ruột
thịt như kẻ khấu thù, như quân nghịch tặc chực hãm vào đường chết ; vì vậy