Trang-công không ưng có « bất nhẫn nhỏ ». Vậy thì trọn nước Trịnh đều
mắc vào kế của Trang-công cả.
Mà, « máy lòng » của Trang-công cũng chưa chịu ngừng. Đến năm Lỗ
Ẩn-công thứ 11, khi phong cho Hứa Thúc
, Trang-công bảo rằng : « Quả
nhơn có em mà không hoà thuận được để cho đi kiếm ăn tứ-phương thì có
thế nào quả nhơn giữ xứ Hứa nầy lâu dài được đâu ! ». Nói thế, Trang-công
muốn dối cả thiên-hạ.
Năm Lỗ Trang-công thứ 16,
Công phủ Định-Thúc (cháu của Cung-
thúc Đoạn) bỏ Trịnh trốn qua Vệ. Ba năm sau, Trịnh-bá cho trở về và nói
rằng : « Không nên để cho Cung-thúc Đoạn thiếu người nối dõi ở nước
Trịnh. » Vậy thì, Cung-thúc Đoạn vẫn còn có con cháu ở Trịnh ! Để cho
Đoạn khỏi tuyệt-tự chính là Trang-công muốn gạt luôn hậu-thế. Dối cùng
bá-quan tại triều, đối với trăm họ trong nước, dối cùng thiên-hạ đời đó, dối
cả thiên-hạ đời sau, than ôi ! coi thế mới rõ bụng Trang-công nham-hiểm là
dường nào !
Nhưng muốn dối người trước hết phải dối với lòng mình. Trang-công
thích dối người thật nhiều mà không biết tự dối lòng mình không ít. Bị dối
chỉ bị hại đến thân, dối người là tự hại đến lòng mình. Mà có gì đau thương
bằng sự chết của lòng, thân chết chỉ là điều phụ-thuộc. Bị người dối, thân bị
hại mà lòng vẫn thản-nhiên ; dối người thân đắc-chí mà lòng mình phải tan-
tành. Vậy thì bị dối, mất chẳng là bao ; dối người, bị mất quá nặng nề ;
giống như kẻ đi câu tự nuốt cả lưỡi câu lẫn với mồi, như người thợ săn tự
chui mình vào bẫy với hầm. Trong thiên-hạ, nếu không phải người đần-độn
thì sao lại thế ?
Vì vậy : trước, ta cho Trang-công là người chí-hiểm trong thiên-hạ ;
sau, ta lại cho Trang-công là kẻ chí-ngu trong thiên-hạ.