Những năm trong chiến tranh Hữu đã làm được điều đó. Chính vì vậy đơn
vị luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ dù bất cứ trong hoàn cảnh khó khăn ác
liệt nào. Giá như sau chiến tranh Hữu còn sống và được nhận những trọng
trách ở làng quê như Thăng, chắc Hữu sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho
công cuộc đổi đời ngày hôm nay!... Nghĩ vậy Thăng thấy có cái gì đau nhói
ở trong ngực. Thăng lặng lẽ nhìn lên những cái chai đèn đựng đom đóm
thời Hữu còn là đứa trẻ mồ côi! Ở trong những cái chai đèn ấy còn biết bao
bí ẩn về cuộc đời của Hữu và Dần. Thăng chưa cắt nghĩa được. Thăng cứ
ngồi lặng suy nghĩ miên man, chợt giọng chị Dần từ dưới phòng ăn vọng
lên:
- Chú Thăng xuống ăn cơm thôi.
Thăng ngẩng lên đã thấy mâm cơm bày ngay ngắn, mấy cô y tá, y sĩ
cũng đang quây quần, không khí trong ngôi nhà ấm áp lạ thường. Thăng
hỏi:
- Sao chị không đề cái biển là bệnh viện mà lại là bệnh xá?
- Bệnh viện nó phải có đủ tiêu chí chứ, ta mới có một bác sĩ, một y tá,
ba y sĩ, tuy có phòng khám nội ngoại nhưng còn thô sơ vả bây giờ có đủ cơ
sở vật chất cũng chưa thể trương cái biển là bệnh viện lên được. Điều ấy
đâu quan trọng, vấn đề là chất lượng làm việc, ta chữa bệnh có uy tín thì
bệnh xá hay bệnh viện cũng thế. Đành rằng phải phát triển, mở mang cơ sở
ngày càng to đẹp đáp ứng yêu cầu cho nghề nghiệp chữa bệnh cứu người.
Việc đó làm từng bước chú ạ. Trước mắt bây giờ ta phải tập trung làm tốt
chuyên môn, có đủ lương trả cho cán bộ theo ngạch như nhà nước quy
định, rồi đào tạo nâng cao trình độ cho họ, khi có điều kiện tuyển thêm bác
sĩ, xin phép các cấp chính quyền thì mới treo cái biển bệnh viện lên được...
Chị Dần mỉm cười. Thăng lại vỡ ra thêm một nhẽ nữa và nhận ra đúng
chị là người biết đi trước thời cuộc, con đường đi ấy của chị đều ánh lên từ
những tia sáng trong cái chai đèn đom đóm kia. Thăng im lặng và tự hình