bà Tứ ác, lợi dung công sức của thằng Hữu để an nhàn... nhất là bọn cái
Dần. Nhiều khi nó can thằng Hữu, cấm không được làm việc ấy nữa. Thằng
Hữu chỉ nhe răng cười. Đến khi thấy thằng Hữu mang tiền học phí nộp đủ
các kỳ cho thầy Thuyên thì cả làng và bọn cái Dần mới ngớ người ra.
Thằng Hữu cứ lầm lũi vừa tựa vào mọi người vừa tự vươn lên dần dần làm
chủ lấy cuộc sống riêng, hoàn cảnh riêng của mình. Thấy tấm lòng của nó
thật thơm thảo, lão Bành càng hối hận, nhiều lúc lão cũng cố gượng gạo để
cầu mong khỏi bệnh nhằm giúp nó những việc vặt trong nhà nhưng căn
bệnh dường như đã thành cố tật nên lão đành nằm liệt. Lão thường đái ỉa
luôn ra quần. Có buổi tối bọn cái Dần, bọn thằng Tùng đến học bài, chúng
nó thấy thằng Hữu đang rửa đít cho lão Bành, bên cạnh cái chõng tre lại
một đùm quần áo bám đầy cứt đái. Bọn nó lè lưỡi bảo:
- Thằng hâm, có phải bố mày đâu mà mày khổ thế hả Hữu! Cứ kệ mẹ
lão ấy, mày không nhớ lúc lão ấy còn sức dài vai rộng ngày lão ấy trần mày
mấy đận dùi đục, mấy trận roi cật nứa. Cái mông của mày còn đầy vết sẹo
lươn, sẹo trạch đấy, mày quên nhanh thế hả thằng hâm! Mày cứ kệ mẹ cho
lão ta chết đi cho nhẹ nợ!...
Thằng Hữu vẫn như không nghe thấy những lời nói của bọn bạn, nó
vẫn lầm lũi lau chùi và mặc quần áo cho lão Bành, xong xuôi nó mang đùm
quần áo đầy cứt đái xuống bến giặt sạch rồi nhẹ nhàng nói với bọn thằng
Tùng, bọn cái Dần;
- Bọn mày thương tao thì đừng nói vậy. Dù sao ông ấy cũng là người
mà một thời bầm tao coi như cái cây cột trụ ở trong nhà này. Không may
bầm tao xấu số chết sớm, chị em tao vẫn ăn cùng mâm với lão ấy. Biết rằng
những ngày qua lão ấy có tàn ác với mình thật nhưng bây giờ người ta lâm
nạn nằn đấy, mình bỏ cho ai? Vả có bỏ cũng động đến vong hồn của bầm
mình và còn cái trách nhiệm của người làm con nữa. Bây giờ mà mình trả
thù lão ấy thì có gì khó, chỉ cần bỏ đói là lão ấy cũng đi đời ngay. Làm thế
thì phải tội chết mà lòng bụng mình sẽ phải day dứt mãi dù mai này có thể