- Mày đi đâu mà như ma đuổi thế hả con?
Cái Dần vội sà vào chỗ bầm đang ngồi thái rau chuối cho lợn, nó ghé
sát vào tai bầm thì thào:
- Bầm ơi, lão Bành lại đuổi thằng Hữu đánh đòn. Lão ýấy bắt thằng
Hữu phải ra ruộng của hợp tác nhổ trộm lạc về cho lão ấy uống rượu, thằng
Hữu không nghe theo, lão ấy vác dùi đuổi đánh. Thằng Hữu chạy thục
mạng, may quá gặp con, con xui nó náu vào vườn chuối nhà ông Tràng
Chức và lừa lão Bành, bảo thằng Hữu chạy vào bè tôm của bà Tứ. Thế là
lão ấy bỏ cái dùi lủi về nhà rồi. Lão Bành sợ bà Tứ thật bầm ạ. Mà bầm ơi!
Bầm xem nhà mình có cái gì ăn được, bầm cho thằng Hữu để nó mang về
khỏi bị lão Bành đánh đòn! Để đêm nay thằng Hữu khỏi phải ngủ ngoài
vườn chuối.
Bầm cái Dần đặt con dao xuống đất tròn mắt nhìn con gái rồi bà lẳng
lặng vào bếp, bà mở nắp cái vại tôm khô vục đầy một bát gói vào lá chuối
khô và đổ loa cơm nếp nắm tròn lại đưa cho cái Dần. Giọng bà ân cần:
- Thứ này bảo thằng Hữu ăn ngay, còn tôm khô thì mang về cho lão
Bành.
Cái Dần vội đón gói tôm khô và nắm cơm từ tay bầm chạy vụt về phía
vườn chuối nhà ông Tràng Chức. Nhìn theo con, bà Dậu thở dài. Bà cảm
động vì con gái bà còn bé mà đã biết xót thương trước hoàn cảnh của người
khác. Bà tần ngần nhớ lại ngày xưa, bà rất thương bố thằng Hữu nhưng ông
giời không se duyên nên hai người không về với nhau để nấu cùng một nồi
cơm được. Ông ấy làm bạn với bà Cúc ở Thông Thượng nhưng vẫn giữ
mối quan hệ thân tình với gia đình bà. Hai nhà coi nhau như anh em. Năm
Tây đốt làng ông ấy đau chân chạy không kịp bị nó bắt được. Chúng nó trói
ông như trói con lợn quăng vào đống lửa. Khi bọn Tây rút đi, dân làng về,
thân thể ông ấy cháy nhem như bị thui. Bà Cúc một tay cắp thằng Hữu, một
tay dắt cái Sơn cứ thế kêu gào... Tang lễ cho chồng được mồ yên mả đẹp