THUẬT NHỜI CỤ LÃN-ÔNG NÓI VỀ DƯỢC-
TÍNH VÀ PHƯƠNG-PHÁP LÀM THUỐC
Ngũ-vị (năm mùi). – Thủy : nước thấm nên ướt xuống cho nên vị mặn
chủ vào thận. Hỏa : lửa bốc cháy lên, cho nên đắng chủ vào tâm. Mộc : cây
gỗ cong và thẳng cho nên chua chủ vào can. Kim : loại kim-khí cải cách
thay đổi cho nên cay chủ vào phế. Thổ : đất để giồng, cấy cho nên ngọt chủ
vào tỳ. Khổ : là đắng, đi thẳng mà bài tiết ra. Tân : là cay, đi ngang mà tán.
Thoan : là chua, bó lại mà thu liễm. Hàm : là mặn, đình chỉ lại mà làm mềm
sức rắn. Cam : là một vị lên được xuống được, vị thổ ở trung-ương mà kiện
vận cả ngũ-hành. Đạm : là nhạt, là sắp không vào đâu trong năm tạng, chỉ
chuyên vào kinh thái-dương (tiểu-tràng, bàng-quang) mà lợi đường tiểu-tiện.
Sách phép rằng : đạm : là gốc của năm vị, cho nên có sinh có hóa, như khắc
mà lại hóa, là mộc hóa mộc, là mộc khắc thổ tức là vị đạm vậy.
Bàn về thuốc phải chia ra âm, dương. – sáu khí thiên là (trời) 1)
phong (gió) 2) hàn (lạnh) 3) thử (nắng) 4) thấp (khí ẩm ướt) 5) táo (khô
khan) 6) hỏa (nóng). Tân : là cay. Cam : là ngọt. Hàm : là mặn. Khổ : là
đắng. Thoan : là chua. Đó là năm vị thuốc địa (đất) tính thuốc ôn (ấm) lương
(mát) bổ (bổ : là vá thêm vào chỗ thiếu, chỗ hư hỏng) tả (làm bớt chỗ thừa
chỗ quá thịnh) thuốc lại có thứ thăng (chủ đi lên) thứ giáng (chủ đi xuống)
tức như vị cay và ngọt, khí ôn (ấm) chủ bổ là thăng, dương khí của vị chua,
mặn, đắng, khí mát (lương) là tả, là giáng xuống, âm khí của đất vậy. Dương
khí thì hay phù (nổi lên) âm khí thì hay trầm (chìm xuống) vị cay thì hay tán
(làm tan mất) vị chua thì hay thu (thu vén cho gọn lại) vị mặn thì hay
nhuyễn (làm cho mềm ra) vị đắng thì hay tả (làm cho tiết bớt đi) vị ngọt thì
hay hoãn (làm cho khoan hoãn).
Lại còn vị mặn thì hay vọt mà tiết ra là âm vậy. Vị nhạt (sáp) thì hay
thấm tiết ra là dương vậy ; dương khí thì ở gần trên, âm khí thì ở gần dưới,
vị chua thì tính dương mà vị lại âm, cho nên thuốc có vị dương tất cả, lại có
vị âm tất cả, lại có khi một thứ thuốc mà có đến 2, 3 vị (mùi) hoặc 2, 3 khí.