ĐÔNG PHƯƠNG Y DƯỢC TẬP KHẢO - QUYỂN 1 - Trang 19

Cũng có khi chỉ dùng ở khí, mà có khi lại chỉ dùng ở vị. Đại để : khí có
thuộc dương, mà vị đều thuộc âm. Khí mà nặng là dương ở trong dương,
như phụ-tử chẳng hạn, khí mà nhẹ là âm ở trong dương, như phục-linh
chẳng hạn, vị mà nặng là âm ở trong âm, như đại hoàng chẳng hạn, vị mà
nhẹ là dương ở trong âm, như ma-hoàng chẳng hạn, như vị hậu trọng (gầy
nặng) thì chủ bổ, khí nặng thì giáng, vị đạm (nhạt) thì tả, mà tính nhẹ thì chủ
lên, như vị ngọt là nguồn gốc của loại bổ, đắng là nguyên thủy của loại tả,
thuốc cay và thơm, đều thuộc loại thăng giáng, chua và mặn đều thuộc loại
thu liễm giáng xuống.

Ba phương pháp trị bệnh

1. Cấp : phép chữa bệnh mới nên mau chóng mạnh bạo ; bởi vì bệnh

mới phát kịch, bạo, tà xâm nhập chưa sâu, nên lấy thứ thuốc mau lợi kíp
đuổi ngay đi (như hãn, thổ hạ).

2. Phép chữa bệnh không mới không cũ, nên lấy phép mạnh, phép vừa

tùy nghi châm chước, chủ ở giữa, khoan và mau, tùy theo khí tiết và bệnh
tình lui hay tiến, với sự tiến triển của thuốc, đối chứng lập phương mà gia
giảm nâng đỡ chính khí, đuổi tà-khí, kiêm cả hai mặt mà trị.

3. Phép chữa bệnh ốm đã lâu, nguyên-khí hư hao, tà khí ẩn nắu ở sâu,

nên phép hoàn toàn khoan thai hòa hoãn phải lựa mà dùng tính cho bình
giản thuốc điều hòa, nuôi khí và bổ huyết cho được êm ả nếu khéo bổ được
chính khí, thì tà khí tự khác lui.

Năm phương pháp trị bệnh

1. Thí dụ như bệnh sốt nóng ít thôi, thì nên dùng thuốc lương (mát) để

hòa giải, nếu hòa giải không được thì phải dùng phép thủ.

2. Trị thủ : vì bệnh sốt thế nóng to hơn, nên dùng thuốc lạnh (hàn) để

trị, nếu thủ không được thì phải dùng phép tòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.