DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 280

Giờ thì Toại đã hiểu ra một điều mà người sĩ quan tham

mưu ở chỉ huy sở hay ở Tổng hành dinh phải luôn tâm niệm:
Phải hết sức thận trọng khi trình lên chỉ huy những lời nhận
xét, đánh giá đơn vị, vì đằng sau sự đánh giá đó là xương máu
và hy sinh. Sự hy sinh đâu chỉ dành cho lính. Trong cuộc chiến
đấu này, bất kỳ ai cũng có thể nằm lại trên đại ngàn Trường
Sơn.

Tất cả các kho đường ống ở Trường Sơn nếu có điều kiện,

đều được thiết kế theo nguyên lý tự chảy. Thiết kế như vậy sẽ
đỡ được các máy bơm hút để cấp phát hoặc để đưa xăng từ bể
vào trạm bơm đầu nguồn. Không có máy nổ trong kho là một
yếu tố vô cùng quan trọng để giữ được bí mật, đặc biệt là từ khi
không quân Mỹ dùng máy bay AC-130 săn ô tô bằng nguyên lý
hồng ngoại. Hầu như các Đại đội xe chỉ vài tháng là bị xóa sổ vì
máy nổ và ống xả là nơi luôn phát ra hồng ngoại.

Các bể chứa xăng của kho đường ống trong rừng Trường

Sơn thường được chôn dưới đất ở những hố khác nhau, cách
nhau đủ xa để một quả bom lớn không thể phá được cùng một
lúc các bể ở hai hố. Mỗi hố thường có bốn bể sắt hai mươi lăm
mét khối hoặc mười mét khối, chúng được điều chỉnh cho ngay
ngắn, lắp ống nối thông nhau và nối ra tuyến chính, đến nơi
cấp phát hoặc máy bơm đẩy để bơm lên tuyến. Thời kỳ đầu, các
bể chứa được khoét sẵn lỗ và hàn sẵn đầu ống dã chiến từ hậu
phương. Bộ đội đường ống chỉ việc lắp ráp. Dần dần, việc sản
xuất không kịp, người ta lấy các bể sắt đang sử dụng, hút hết
xăng và chuyển vào chiến trường. Khi thi công, thợ hàn của bộ
đội đường ống phải dùng hàn xì oxy-axetylen khoét lỗ vào
thành bể, hàn đầu ống dã chiến để lắp ráp. Các bể chứa đang sử
dụng dù nói hút hết xăng, thì trên thực tế, xăng vẫn còn
khoảng một trăm đến hai trăm lít ở đáy. Nếu dùng mỏ hàn
khoét lỗ, gặp hơi xăng trong bể, sẽ phát nổ. Không thể có cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.