Hoặc khi vận hành, phải thường xuyên kiểm tra tuyến. Khi
kiểm tra phải quán triệt:
Tai nghe, mũi ngửi, mắt nhìn
Chân đi tận tuyến, tay lần tận nơi...
Ở Sở chỉ huy, chế độ ghi chép, điều lệnh vận hành đã được
ông chỉ đạo biên soạn và từng bước cải tiến. Tuy vậy, ông cũng
nhận thấy còn rất nhiều việc phải làm. Ông đã yêu cầu tất cả
các cơ quan Tham mưu, Kỹ thuật, Chính trị, Hậu cần đều phải
lập cho mình các tài liệu cần thiết để xử lý tình huống khi vận
hành. Ở Sở chỉ huy vận hành, bản đồ, mặt cắt dọc tuyến ống
được phóng to, treo lên vách. Các kho, trạm bơm, cửa van, vị
trí đóng quân của các đơn vị, các điểm xung yếu các trọng
điểm, thường bị địch đánh, các điểm tập kết vật tư dự phòng...
đều được đánh dấu rõ ràng để chủ động xử lý khi có tình
huống. Khi chỉ huy vận hành, ông không chỉ ngồi đó với tư
cách chỉ huy vận hành, mà trong mỗi chi tiết, ông luôn quan
sát để xây dựng nề nếp cho cơ quan. Có lần vận hành trong
đêm, khi tuyến bị đánh đứt, lửa cháy, một vài người bị thương,
cả Sở chỉ huy tập trung chỉ đạo giải quyết sự cố. Việc chỉ huy
được phát ra từ một máy điện thoại duy nhất. Một máy nói,
toàn tuyến nghe.
Việc cứu chữa thương binh, chuyển ống và phụ kiện, khắc
phục sự cố được ưu tiên giải quyết trước. Khi mệnh lệnh về các
vấn đề đó đã được truyền đạt đến nơi thực hiện, ông chuyển
máy cho người thay mặt cơ quan Chính trị đang ngồi ở Chỉ huy
sở:
- Bây giờ đến cơ quan Chính trị chỉ đạo nghiệp vụ.
Viên trợ lý Chính trị cầm máy: