mộ như muốn moi từng tảng đất lên để đưa Linh trở về, Quang
định nói một điều gì đó an ủi chị, nhưng Đình ra hiệu hãy để
chị khóc cho vợi phần nào nỗi đau. Là người từng trải qua cuộc
kháng chiến chống Pháp, đã nhiều lần đem di vật đồng đội về
cho gia đình, ông hiểu ra rằng chiến tranh đã tạo nên hai mặt
của bức tranh khi người lính ngã xuống. Ở mặt trận, những
người lính coi cái chết nhẹ như lông hồng. Sau khi người lính
ngã xuống, có thể là lá cờ chiến thắng với những vết đạn lỗ chỗ
phần phật bay trên cứ điểm quân thù, có thể là những lời thề
quyết trả thù cho anh, cũng có thể là một cuộc rút lui thêm
nhiều người ngã xuống. Nhưng bất luận thế nào, những chàng
trai trẻ ngã xuống giữa trận tiền vẫn là sự ra đi kiêu hùng.
Hàng ngàn, hàng vạn cái chết của họ là một phần viết nên lịch
sử của cuộc chiến tranh. Còn ở hậu phương, sau cái chết ấy là
tiếng gào khóc của người vợ mất chồng, con mất cha. Là nỗi
đau tận cùng của người cha, người mẹ mất con. Là bắt đầu một
cuộc vật lộn với đời vì gia đình mất đi một trụ cột, hay một
nhánh tương lai của gia đình, dòng họ bị cắt đứt. Cái giá ấy
không trừ một cuộc chiến tranh nào, nhưng mỗi dân tộc, để tự
bảo vệ mình, không còn sự lựa chọn nào khác.
Quang xót xa chứng kiến nỗi đau của vợ Linh. Anh cảm
thấy lòng thắt lại khi nhìn những nhang hương đang tàn dần
trong nắng quái chiều hôm. Giá như không có trận oanh tạc
đêm qua lùa đất đá vào ống. Không thể trách những người thợ
lắp ráp: Trời thì tối, họ kiệt sức vì cứu thương binh, chuyển tử
sĩ ra ngoài vùng đánh phá, vì bằng mọi giá phải lắp thông
tuyến ống trước khi trời sáng. Giá như ở đây có đủ phụ kiện để
lắp ống thép ở cửa ra của xe bơm. Không thể trách Linh được.
Anh đã rất thận trọng, nhưng sự cố tắc ống đến nhanh quá,
khớp nối ống mềm đã không chịu nổi áp suất tăng đột ngột.
Người kỹ sư đầu tiên hy sinh là cái giá để những kỹ sư đường
ống hiểu ra rằng: Trong điều kiện tuyến ống bị bom Mỹ ngăn