nhiều’. Đến ông người Nhật thảy xuống một cái xách tay đầy kim cương và
nói, ‘Bên nước tôi, thứ này có rất nhiều’. Bấy giờ cán bộ lão thành ta đạp
hai nhà ngoại giao Mỹ và Nhật rơi khỏi máy bay và nói, “Ở nước tôi, thứ
ăn tục nói phét như hai ông có rất nhiều.” Phi cơ sau đó đáp xuống an toàn.
Cán bộ lão thành tuyên bố tại sân bay, “Ta vừa có một thắng lợi nữa trên
mặt trận ngoại giao”.
Lúc đầu Ngọc Thu cười ngất nhưng cô chợt tỉnh, nghiêm mặt nói:
“Anh đang nói xấu đảng và miền Bắc xã hội chủ nghĩa đấy.”
Đức Lai mới nói cho nàng biết từ ngày có tiểu đoàn Bắc Việt vào đóng
quân ở đây, anh đã âm thầm tìm hiểu tính “ưu việt” của chế độ và xã hội
miền Bắc qua mấy cô dân quân, mấy cô hộ lý và anh đi từ thất vọng này
qua thất vọng khác. Bản thân Kim Đợi và Hồng Liên cũng phải đi bộ đội
vào B (chiến trường Miền Nam) để gia đình không bị cắt phần gạo tiêu
chuẩn và bị tịch biên tài sản trừ thuế, nhiều cán bộ đã trở thành sâu dân mọt
nước. Anh tự hỏi phải chăng giai cấp công nông đã trở thành giai cấp nô lệ
và chính nghĩa giải phóng và độc lập chỉ là cái cớ dối trá để người dân phải
chịu nhận sự cưỡng bách, đàn áp bằng kinh tế và bằng bao tử của một tập
đoàn đảng trị. Lúc đó Ngọc Thu ngắt lời:
“Thu không nghĩ họ hay chúng mình bị mắc lừa.”
“Thế đấy, những cô Kim Đợi và Hồng Liên dù bị đàn áp, bị buộc phải ra
chiến trường nhưng luôn xác tín mình chiến đấu cho dân cho nước mà
không nghĩ mình chiến đấu cho một tập đoàn đảng trị và tham vọng nhuộm
đỏ toàn cầu theo đường lối tằm ăn dâu của chủ nghĩa Mác-Lê. Họ không
bao giờ hiểu dân tộc mà đảng nói chỉ là một chiêu bài trong các chiêu bài
khác.”
“Nghĩa là sao anh?” Ngọc Thu hỏi nhưng không khỏi thán phục anh chàng
khờ này chưa học hết trung học mà đã tự học và tự suy nghĩ những điều rất
là ‘đại sự’.
“Nghĩa là họ bị sự tuyên truyền lừa bịp nên bị lầm, sau đó họ và nhiều
người dân khác lại tiếp tục bị lừa và bị lậm. Anh và em cũng thế, mình đã
trao duyên nhầm tướng cướp và rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan như
người bị rơi vào cạm bẫy.”