Rồi đây nếu có một dòng họ khác ví dụ như họ Cáo, họ Mao, họ Xít… làm
mắt họ mù loà và bắt họ phải chết họ cũng sẵn sàng chết với lời hô to, “
Cáo thánh thượng vạn tuế !!!” hoặc “Mao/Xít thánh thượng vạn tuế!!!”
Thầy Trình tưởng mình về ngôi làng xa xôi hẻo lánh này để tránh một nỗi
dày vò trong tâm trí nhưng giờ đây lại phải đối mặt với ngôi mộ hoang của
Tuấn Cải, nghĩa là đối mặt với nỗi dày vò mà ông đã trốn tránh. Đã lâu rồi
ông không còn mượn rượu giải sầu nhưng lúc này ông nghĩ mình phải vào
quán bà Tư Phi uống cho thật say. Ông lận lưng quần lấy ra một đồng xu
trong khi đứng dậy khỏi tảng đá. Đồng xu tuột khỏi tay ông lăn dài trên mặt
đường đất như một cái bánh xe nhỏ xíu, ông nhìn theo cái bóng mờ của nó
đến lúc có một bàn chân của khách bộ hành nào đó giẫm lên và ngừng lại;
bàn chân trần to mỹ miều của người khách lạ không dính một hạt bụi
đường giữ chặt đồng xu nằm yên bên dưới. Trịnh gia sư kêu lên với khách
lạ:
“Đồng xu kẽm của tôi dưới chân ông, xin ông trả lại.”
Người lạ cúi xuống lấy và đưa cho Trịnh gia sư một đồng tiền, ông này nói:
“Không phải đồng này…Đây là một đồng tiền vàng mà.”
“Không còn đồng nào cả… ông cứ cầm lấy đồng tiền này đổi ra đồng xu
kẽm, lấy phần của ông rồi còn thừa bao nhiêu ông bố thí cho người nghèo
và người bệnh, vả lại tôi không muốn ông dùng tiền này đi uống rượu để
giải buồn dù nỗi buồn của ông có vẻ chính đáng.”
Lúc đó Trịnh gia sư nhìn kỹ người lạ, một thanh niên tóc xoả dợn sóng,
từng sợi tóc óng ả như sợi kim tuyến. Người lạ to đẹp mắt sáng như sao,
mũi và miệng thanh tú, ăn mặc gọn gàng với cái thắt lưng bằng da dê to
bản, quần quấn xà cạp nhưng không mang giầy, dép. Thầy Trình ngạc nhiên
hỏi:
“Ông là ai lại biết tâm sự thầm kín của tôi?”
“Tôi là một thiên thần, tôi đi thăm phần mộ của một người anh em trên
đường về tình cờ được gặp ông.”
Thầy Trình giật mình khi nghe hai tiếng “thiên thần”, ông nghĩ mình nghe