DÒNG SÔNG OAN NGHIỆT - Trang 173

Heidegger rất cần thiết theo não trạng Tây phương. Thiên là Thần siêu việt,
Thần là Thiên nội tại (hay nhập thể). Nhà nho có nói đến Thiên nhưng sau
cùng họ cho Ngài vào ngoặc để chỉ nói đến Thần mà cụ thể là Thần-vô-
phương trong Kinh Dịch. Một nhà triết học hiện sinh công giáo còn dùng
Thần để vượt qua nhị nguyên thuyết của Descartes nữa, nhưng bàn chuyện
này mất nhiều thời gian lắm.”
“Ừ để thong thả đã.” Huỳnh Hiển đồng ý gác lại một đề tài khó và nói,
“Bây giờ cậu nói về bút pháp tam tài thôi, đặc biệt phải có dẫn chứng cụ
thể.”
“Được thôi, bút pháp ấy phải thể hiện được tam-tài hay tứ-trụ qua những
điều mình viết. Mình có thể tạm dẫn chứng bằng bài “Phong Kiều Dạ Bạc”
của Trương Kế đã thành công được điều đó và chỉ trong bốn câu. Bốn câu
đó là:

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,
Giang phong, ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. ”
Mình tạm dịch là:
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài gà gật hàng phong trên bờ.
Hàn San ngoài trấn Cô Tô,
Nửa đêm chuông vẳng giấc mơ dân chài.”

Lúc đó Huỳnh Hiển ngắt lời:
“Bài này mình đã đọc qua thậm chí còn thuộc bản dịch của cụ Tản Đà,
nhưng cậu nói thử chân không-diệu hữu chỗ nào và tam tài chỗ nào?”
“Này nhé, trước hết về chân-không – diệu-hữu, hai câu đầu là chân-không,
rõ nhất trong cụm từ sương mãn thiên, mênh mang và tĩnh tại, kế đó là
những từ lạc và miên làm nhoè tan mọi vật, mặc cho chúng hình thức của
không tính,. Hai câu sau là diệu hữu, rõ nhất trong cụm từ chung thanh đáo,
cũng mênh mang nhưng vận động xuyên suốt mọi vật trên không, dưới đất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.