học nào cả. Chẳng qua chỉ là sự bắt chước về hình thức để tỏ mình thông
thái, mà hình như là thông thái rởm. Về thơ hũ nút, mình nghĩ hẳn ít nhiều
đã chịu ảnh hưởng tư tưởng “tánh không” của Phật giáo. Tư tưởng này tạo
ra một từ trường lên văn học. Người ta đi vào cái “tâm” do đó chối bỏ thực
tại, rồi tìm cái “không” của “tâm không” ấy do đó không dùng ngôn ngữ có
ý nghĩa xã hội và cú pháp có trật tự. Vì thế sau cùng biện chứng viết-đọc
chỉ còn một vế là viết mà thôi. Lẽ ra những ‘tác phẩm’ ấy không nên đăng
báo nghĩa là công truyền mà phải bí truyền mới đúng, nếu nó có giá trị thật
nào đó.”
“Vậy nó giống như một thiền sinh thấy thầy giơ một ngón tay khi thuyết
pháp, cũng giơ một ngón tay lia lịa cho thiện tín nghe giảng lúc thầy vắng
mặt và bị thầy bắt gặp chặt đứt ngón tay ấy đi…”
“Đúng, vì đó là ngón tay vô dụng và có hại chỉ có chân không trong khi
ngón tay bí truyền của thầy là của người giác ngộ ngoài chân không còn có
diệu hữu và chỉ hữu dụng cho kẻ đã được khai huệ nhãn không phải cho
đám đông nhất là dám đông độc giả trên các báo vốn chưa được chuẩn bị
gì.”
“Nghĩa là sao?” Huỳnh Hiển hỏi.
“Nghĩa là phần lớn văn nghệ hũ nút trên các báo Saigòn đều là chân-không-
phi-diệu-hữu, nên khi đọc thấy, cậu có quyền chặt, chém, trảm như vị sư
thầy thiền tông kia vậy. Phải chi những thứ văn chương ấy đạt được trình
độ những bậc thầy ví dụ như Basô và Vương Duy trong thơ thiền mà mỗi
khi đọc lên trong cái chân-không, người ta thấy ngay cái diệu-hữu. Vả lại
trong thơ các vị ấy diệu hữu như có ưu thế hơn vì xem ra chân-không chỉ là
cái nền, là bối cảnh.”
“Mình không ngờ cậu rất rành mạch về văn chương như thế.”
“Cậu quên mình có hai bằng cử nhân văn học và triết học ở Văn Khoa
trước khi vào quân trường Thủ Đức sao.”
“À xin lỗi, mình quên bén điều đó. Nhưng giả sử cậu trở thành nhà văn
chuyên nghiệp, cậu sẽ viết theo cách nào?”
“Mình có nghĩ đến điều đó. Trước hết chắc chắn không phải là cách viết
sắc sắc không không của mấy cuồng sĩ Phật tử loạn ngộ, nhưng mình sẽ