chàng gặp lại chị Khánh Dung kể từ ngày chàng theo gia đình về Đà Nẵng.
Một lát sau chàng quay lại thở dài nói với người yêu:
“Ở huyện nói đội cấp cứu chưa có báo cáo gì về trường hợp của mẹ em,
ngoài trường hợp vớt được ba thiếu niên bị nước cuốn đi, hiện nay mấy ca
nô cấp cứu vẫn còn tiếp tục tìm kiếm.”
Hai chị em bàng hoàng khi nghe có ba thiếu niên đã chết trong trận lụt. Một
lúc sau khi việc chuyển hàng cứu trợ khỏi máy bay trực thăng đã làm xong,
Huỳnh Hiển nói cùng Khánh Loan:
“Anh phải về thị xã, sáng mai anh lại xuống nếu không có máy bay anh sẽ
theo ca-nô xuống đây cùng em đi tìm mẹ.” nói xong chàng và Khánh Loan
lưu luyến chia tay.
Trưa hôm sau lúc nước lũ bắt đầu giựt xuống, Huỳnh Hiển đến trên một ca-
nô có hai thanh niên cùng đi. Chàng chạy lên đồi kéo Khánh loan cùng đi
theo. Chiếc ca-nô chạy ra hướng bờ sông. Qua một khúc quanh sông, một
thanh niên trên thuyền thấy bồng bềnh trên mặt nước cái áo màu xanh ngọc
ở một cái cọc ngư dân dùng để đóng vó. Ca-nô chạy chậm lại ghé vào. Một
thanh niên có mặc áo phao nhảy xuống bơi lại gần. Đó là xác chết một phụ
nữ nằm ngữa mặt trên mặt nước đã bắt đầu chương phình. Khánh Loan
nhận ra ngay mẹ cô, cô gào khóc, định nhào xuống nước nhưng Huỳnh
Hiển đã kịp thới giữ lại, “Mẹ ơi, làm sao mẹ lại ra nông nỗi này…” Ngọc
Thu đã được vớt lên ngay chính chỗ mà Châu phu nhân ngày trước được
dân làng vớt lên từ bè tre thả trôi sông. Chiếc ca-nô đưa xác về đồi Keo, tẩn
liệm vào quan tài, chờ khi nước rút sẽ đưa về chôn trong vườn nhà của gia
đình. Hai cô con gái của người chết khóc lóc thảm thiết, người quen biết
trong làng, đặc biệt gia đình Mỹ Xuân thay phiên nhau an ủi. Mỹ Xuân nói
riêng với Khánh Dung:
“Hay là sau đám tang con qua nhà dì ở cho tiện việc dì chăm sóc cho
con…”
Khánh Dung ậm ừ không nói. Một vài người quen lớn tuổi trong làng nói:
“Không ngờ cơn lũ này đã cướp đi một người phụ nữ xinh đẹp và tốt bụng
trong làng”. Ai cũng cho rằng đây là tai nạn thương tâm.
Hai ngày sau ngay khi nước vừa rút xuống đễ lộ mặt đất, quan tài được đưa