“Phải vì khi chịu nghe tuyên truyền cũng giống như khi uống lầm thuốc
độc hoặc bùa mê. Thế nên đừng nên nghe lời chúng nói mà hãy nhìn việc
chúng làm để xét đoán. Vả lại dân mình dễ sụp bẫy vì hầu hết có thể trạng
dễ bị nhiễm độc…”
“Có chuyện đó sao thầy?” Lê Bát ngạc nhiên hỏi.
“Có chứ, thể trạng đó chính là mảnh đất tốt để cỏ dại tuyên truyền mọc lan
và trùm lấp rất nhanh. Đó có thể là tâm lý thụ động, thờ ơ “thế nào cũng
được”có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi thêm thói quen sống bằng
trực giác cụ thể ít biết suy luận, dễ bị trò ảo thuật của ngôn ngữ làm mờ
mắt. Ngoài ra cuộc sống quá nghèo khổ dễ lấy bánh vẽ làm bánh thật.
Nhưng nói chung có ba yếu tố làm người ta dễ mắc bẫy tuyên truyền là:
phả hệ của tư tưởng, thiếu trình độ trí thức và thiếu trình độ tu dưỡng bản
thân.
“Thầy có thể nói cụ thể hơn được không?”
“Tôi chỉ nói mấy điều tôi thường nhận thấy như người theo nho giáo /Phật
giáo dễ tin lời CS hơn người đạo Chúa vì phả hệ của Nho-Phật về đại thể là
vô thần…”
“Có phải thầy đang nói về phả hệ … đúng không? Nhưng xin thầy giải
thích thêm về điều này.”
“Phả hệ của tư tưởng là sự lưu truyền nó qua thời gian và được truyền
thống củng cố. Những người cùng một phả hệ có những quan điểm về nhân
sinh và vũ trụ giống nhau hoặc dễ dàng hòa hợp nhau và họ tìm đến nhau.
Nhà nho gọi đó là Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu và nôm na dễ
hiểu là Ngưu tầm ngưu mã tầm mã.”
“À vì thế mà khi gặp người khác phả hệ họ phải dùng cách khác.”
“Đúng thế, khi tuyên truyền cho người đạo Chúa và để người này sụp bẫy,
cán bộ tránh nói hữu thần/vô thần mà nói đến chuyện khác như tình-tự-dân-
tộc này nọ hoặc đánh vào dục vọng của người nghe như địa vị, tiền tài, gái
đẹp. Vì thế tuyên truyền cũng lôi kéo được những ông linh mục đen-vỏ-đỏ-
lòng vì những ông này hoặc dốt triết học nên không tin sự phê phán khách
quan của Giáo hội đối với học thuyết Mác-Lênin, hoặc có tham vọng lấy
thần quyền để có thêm được thế quyền. Rõ ràng những linh mục ấy có sự