ĐONG TẤM LÒNG - Trang 5

biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

Em hỏi chị bạ gì cũng đọc, có chuyện nào truyền thuyết nào về cái sự

người không ngó thấy người, kiểu như truyền thuyết Babel giải thích rằng
bởi vì chúa trời trừng phạt nên chúng ta không nghe và hiểu nhau. Đâu phải
tự dưng mà lịch sử thế giới triền miên những cuộc chiến vì tôn giáo, sắc tộc,
màu da, nhìn nhau chỉ để nhận diện giặc hay ta. Điện thoại thương hiệu Mỹ,
Hàn, hoàn toàn không mắc mớ gì tới chén cơm của mình đâu mà vẫn tung
tóe những lời nhiếc mắng trên diễn đàn công nghệ. Một vụ cướp tiền giữa
ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia
cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường.

“Tụi mình cứ như bị lời nguyền”, em nói. Biết đâu những bộ tộc trong

rừng rậm châu Phi, họ đang lưu truyền một vài lời nguyền rằng người ta
luôn bị che mất tầm nhìn bởi những bức tường vô hình. Chọn bầy đàn này,
nghĩa là chống lại bầy đàn khác. Chọn tôn giáo này buộc phải miệt khinh
người của tôn giáo khác. Đến và đi cùng lúc, trong cái cách người ta gần lại
có ẩn chứa sự xa nhau.

Ngay cả mạng xã hội, thứ dùng để chia sẻ, cũng đi bên lằn ranh chia rẽ.

Nó giúp em tìm lại rất nhiều bạn học cũ, tham gia những chuyến từ thiện,
quen và yêu anh y sĩ đẹp trai. Nhưng mạng xã hội cũng góp tay cho đường
ai nấy bước. Mẹ em tiếc thằng rể hụt, nói tao thấy nó hiền queo, có gì để
chê đâu. Em cười cười. Thí dụ một người thấy cô gái trèo thành cầu để
nhảy sông tự vẫn, anh ta đắn đo không biết nên giữ cô lại, hay cứ để cổ
nhảy và ta chụp ảnh đem lên mạng hái hàng trăm cái tặc lưỡi xuýt xoa. Cái
đắn đo ấy, dù là trong khoảnh khắc, cũng đáng sợ.

Đến đồ chơi mà cũng điều chỉnh được hành vi con người, làm cho tình

người xao lãng, động vật cấp cao coi vậy mà dễ tổn thương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.