MỘT CHỖ NƯƠNG TỰA
B
à mẹ kể trên báo lúc bà qua Hàn Quốc giữ cháu cho con gái đi làm,
thấy nó thường xuyên bị chồng và gia đình bên chồng đánh đập, chửi mắng.
Nghe kể tới đó, tôi nghĩ chắc là nghe lầm. Hoặc bà mẹ cứ lảm nhảm vu
vơ trong lúc trộn thính vô mớ cá rô để làm mắm mà hoàn toàn không ý thức
được mình đang nói gì. Nhưng bà mẹ nói đi nói lại, rằng nhiều lần bà thấy
thằng rể ngoại quốc đối xử tệ với con gái (đã đẻ hai đứa con kháu khỉnh cho
chồng), đánh con gái bầm mặt mũi chân tay, thậm chí còn bóp cổ nó muốn
ngất xỉu. Chi tiết này được bà mẹ kể với chú Ba, thím Bảy, bà dì Út, không
sai lệch một chút nào.
Tôi tò mò không biết trước cảnh ấy, bà mẹ đã làm gì? Bà mẹ phản ứng
dữ dội và bảo con gái hãy trở về, làm lại cuộc đời? Phía trước còn dài lắm,
duyên trời dun dủi biết đâu sẽ lại lấy một tấm chồng tử tế, không thì cứ ở
vậy, má nuôi. Không đi đường hoàng được thì trốn, đừng có sống cái đời
sống tủi cực này, dù là một ngày. Bà dọa với con rể và bên nhà thông gia là
sẽ đi kiện, sẽ cầu cứu chính quyền (chỉ cần bà dọa thôi, còn làm hay không,
biết cách hay không thì tính sau). Hay bà mẹ sẽ ngọt lạt bảo con thôi cố
nhịn cho ba má lâu lâu đi Hàn Quốc chơi, bên này kiếm tiền nhiều hơn ở
quê, gom được kha khá rồi về, bị đánh chửi thì coi như không, ba mày hồi
trẻ cũng đánh chửi tao suốt, nhằm nhò gì.
Tôi không biết bà mẹ phản ứng kiểu gì trong suốt thời gian ở Hàn Quốc
chứng kiến con cháu bị đối xử tệ (như lời bà kể), nhưng rõ ràng bà thấy
núm ruột của mình không hạnh phúc. Bà có giúp nó không?
Ngay từ khởi đầu của bi kịch, thử hình dung bà mẹ nói gì khi con gái
báo tin sẽ lấy chồng. Một ông chồng mặt mũi lạ hoắc nói năng bằng thứ